
Phan Kế Bính (1875-1921) - một nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc nổi tiếng Việt Nam, đã phản ánh những tư tưởng tiến bộ qua cuốn sách 'Việt Nam phong tục'.
Những ý tưởng tiến bộ này được Phan Kế Bính thể hiện qua loạt bài viết đăng trên tạp chí Đông Dương, sau đó được tập hợp thành cuốn sách 'Việt Nam phong tục', một tác phẩm có giá trị lịch sử đối với nền văn hóa của Việt Nam.
'Việt Nam phong tục'

Mỗi phong tục, dù được viết ngắn gọn trong vài trang sách nhưng đều là những thông tin thiết yếu, được chắt lọc dưới góc nhìn khách quan và khoa học của một nhà biên khảo hiểu biết sâu rộng.
Qua chương viết về Phong tục trong hương đảng, có thể nhận thấy tệ đoan lớn nhất trong làng xã thời xưa là tục lệ đề cao miếng ăn, coi trọng việc “trả nợ miệng”.
Phan Kế Bính rất khách quan khi nhận định về các tập tục xưa nay đã trở nên cổ hủ.
Do những điều kiện lịch sử mà phong tục tập quán của người Việt ít nhiều ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa.
Đọc tác phẩm này của Phan Kế Bính, chúng ta không chỉ hiểu thêm về phong tục Việt Nam, mà còn được khơi gợi, nghĩ tiếp, nhìn lại và nghĩ lại về phong tục Việt.
Cuốn sách 'Việt Nam phong tục' do Omega+ xuất bản được so sánh với các ấn bản qua các thời kỳ, có bổ sung hệ thống chú thích, hình ảnh minh họa giúp ấn bản trở nên sinh động, dễ hiểu hơn.
Tác phẩm nằm trong mảng Phong tục - Lối sống thuộc Tủ sách Đời Người – Tinh tuyển cho người Việt. Là tủ sách cơ bản trong mọi gia đình Việt dành cho mọi thế hệ độc giả.
VỀ TÁC GIẢ
Phan Kế Bính (1875-1921) - Biệt hiệu là Bưu Văn (thường ký bút hiệu Liên Hồ Tử dưới các bài thi ca) là người làng Thụy Khuê (làng Bưởi) huyện Hoàn Long, nay thuộc quận Tây Hồ Hà Nội.
Ông thi Hương đỗ cử nhân Hán học năm 1906, nhưng không thích làm quan và đã bước chân vào làng báo ngay từ năm 1907. Ông hưởng ứng phong trào Duy Tân, nhưng không trực tiếp chỉ huy, mà hoạt động công khai viết sách báo.