1. Sự nhầm lẫn giữa vi khuẩn và virus ăn thịt
Có khá nhiều người nhầm lẫn giữa vi khuẩn và virus ăn thịt. Trên thực tế, virus ăn thịt không tồn tại mà chỉ có vi khuẩn ăn thịt. Vậy vi khuẩn ăn thịt là gì?
Nhiều người nhầm lẫn vi khuẩn và virus ăn thịt
Đây là một cụm từ được sử dụng để mô tả về tình trạng viêm mạc cân hoại tử, một loại bệnh lý nặng có thể xuất hiện một cách đột ngột và lan ra nhanh chóng. Bệnh lý do một số loại vi khuẩn gây nên như: liên cầu khuẩn A beta tan huyết, trực khuẩn gram dương Clostridium, vi khuẩn gram âm dạng que Aeromonas hydrophila,…
Những loại vi khuẩn này thực tế không ăn thịt nhưng chúng lại phóng ra những chất độc có khả năng làm tổn thương những mô ở xung quanh và gây nên tình trạng hoại tử. Đó cũng là lý do vì sao nhiều người gọi đây là vi khuẩn ăn thịt người. Hiện tượng viêm cân mạc hoại tử thường xuất hiện khi các vi khuẩn này tiếp xúc đến lớp cân mạc, một dạng mô liên kết ở phía bên dưới da.
Mặc dù tỷ lệ bị viêm cân mạc hoại tử không nhiều nhưng vẫn khiến nhiều người lo ngại vì khả năng gây biến chứng và tử vong khá cao.
Viêm cân mạc hoại tử phát triển ở dưới da rất nhanh do độc tố của các loại vi khuẩn này có khả năng gây viêm và phá hủy các mô. Nếu chúng tiếp xúc với những mô mềm và vùng da ở những khu vực bị tổn thương thì các vi khuẩn này càng phát triển nhanh hơn, gây nên nhiều tổn thương nghiêm trọng hơn. Nếu bệnh lý không được phát hiện và điều trị kịp lúc có thể khiến bệnh nhân gặp phải nhiều biến chứng cực kỳ nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong.
2. Nguyên nhân mắc vi khuẩn ăn thịt là gì?
Nhiều người cho rằng, virus ăn thịt chính là nguyên nhân của bệnh lý. Tuy nhiên, như đã nói ở trên thì virus ăn thịt không hề tồn tại. Thay vào đó là sự hiện diện của các loại vi khuẩn ăn thịt. Những vi khuẩn này thường có ở các vùng nước hoặc đất bẩn. Chúng có thể sống được ở trong các cơ quan như ruột, cổ họng, trên bề mặt da,... nhưng không gây nên những vấn đề quá nguy hiểm.
Vi khuẩn ăn thịt tấn công cơ thể thông qua các vết thương hở
Vi khuẩn khi tấn công vào cơ thể thông qua vết thương hở và xâm nhập vào những mô sâu. Sau đó, chúng sẽ phóng ra các độc tố có khả năng gây thương tổn cho những mô lân cận với một tốc độ cực kỳ nhanh chóng. Các vi khuẩn này có thể lây lan từ người qua người nhưng với khả năng không quá cao. Thường thì mọi vết tổn thương ở trên da, từ những vết thương nhỏ trên da như vết xước, vết da nứt nẻ cho đến những vết thương lớn như phẫu thuật, bỏng,... cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt.
Bên cạnh đó, một số trường hợp có hệ miễn dịch kém cũng rất dễ bị nhiễm loại vi khuẩn này gồm:
- Người có thói quen uống rượu bia.
- Người dùng các chất gây nghiện.
- Bệnh nhân từng bị thủy đậu.
- Bệnh nhân xơ gan.
- Người bị tiểu đường.
- Người bị mắc các bệnh lý về tim mạch và có tác động đến van tim.
- Người bị các bệnh liên quan đến phổi hoặc bệnh lao.
- Bệnh nhân bị mạch máu ngoại vi,...
Các loại vi khuẩn ăn thịt người thường trú ngụ ở những vị trí như tay hoặc chân. Tuy nhiên, chúng cũng có khả năng gây nên những tổn thương ở các khu vực như đầu, cổ hoặc bẹn.
3. Những triệu chứng nhận biết vi khuẩn ăn thịt
Một vài triệu chứng lâm sàng thường gặp khi bị vi khuẩn ăn thịt tấn công sau 24 tiếng gồm (các triệu chứng xuất hiện cùng nhau):
- Xung quanh vết thương, khu vực da bị trầy xước,... thường đau nhiều hơn so với thông thường.
- Xuất hiện các triệu chứng tương tự như cảm cúm như sốt, chóng mặt, khó chịu, buồn nôn, tiêu chảy,...
- Khát nước nhiều.
Sau 24 tiếng, nếu người bệnh vẫn chưa được thăm khám và điều trị thì mức độ nhiễm trùng sẽ nặng hơn. Khoảng 3 - 4 ngày sau thì xuất hiện thêm các triệu chứng như:
- Khu vực da vết thương bị sưng, nóng đỏ và cảm thấy cứng khi động vào. Thậm chí khu vực da đó còn chuyển sang màu tím, tiếp theo là có mụn nước với dịch màu sẫm và mùi hôi. Nếu vẫn không được can thiệp thì vùng da đó dần mất màu, bong da và hoại tử mô.
- Tiêu chảy, nôn mửa nhiều hơn.
Nếu để đến ngày thứ 5 vẫn chưa được điều trị thì các triệu chứng sẽ nguy hiểm hơn:
- Tụt huyết áp.
- Hôn mê.
- Sốc nhiễm độc.
Nhiễm vi khuẩn ăn thịt rất nguy hiểm, để lâu sẽ gây nên tình trạng hoại tử nặng, nhiều trường hợp không được điều trị kịp thời thì sẽ phải cắt cụt chi và còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể, thậm chí là tính mạng.
Bệnh lý có thể nhận biết qua nhiều triệu chứng khác nhau
4. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh
Khi bị các vi khuẩn ăn thịt tấn công, phát triển trong thời gian dài mà không điều trị đúng cách và kịp thời có thể làm xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm, ví dụ: nhiễm trùng huyết hoặc sốc nhiễm độc. Bệnh lý đồng thời cũng có thể gây nên những biến chứng vĩnh viễn như phải tháo khớp tay hoặc chân, sẹo vĩnh viễn hậu phẫu cắt bỏ các mô nhiễm trùng.
Nếu không được điều trị bệnh nhân có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm
5. Phòng ngừa vi khuẩn ăn thịt như thế nào?
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, luôn rửa tay với xà phòng nhất là trước và sau khi chế biến đồ ăn hoặc đi vệ sinh,...
- Ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn các loại động vật ốm chết.
- Cần hạn chế tiếp xúc với đất và nguồn nước bẩn (nhất là ở những khu vực bị ô nhiễm nặng).
- Luôn sử dụng đồ bảo hộ với những trường hợp phải làm việc ngoài trời và thường phải tiếp xúc với các nguồn bị nhiễm bẩn.
- Khi có vết thương hở thì cần tránh tiếp xúc với nguồn nước bẩn hoặc có khả năng bị ô nhiễm. Trong trường hợp phải tiếp xúc thì cần băng vết thương bằng các loại băng chống thấm và vệ sinh - sát trùng cẩn thận sau đó.
- Các trường hợp mắc phải các bệnh lý nền như tiểu đường, suy giảm hệ miễn dịch,... cần đặc biệt cẩn thận với các vết thương để tránh nhiễm khuẩn.
- Ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị nhiễm bệnh thì bạn nên tìm đến sự hỗ trợ từ các y bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín như Hệ thống Y tế Mytour để được thăm khám và điều trị.
Mọi người cần nắm vững cách tự bảo vệ bản thân từ những thói quen hàng ngày