Vitalik Buterin gần đây đã chia sẻ quan điểm của mình về thách thức lớn nhất mà Ethereum đang đối mặt.
Dù đã có nhiều tiến bộ trong việc mở rộng quy mô, Ethereum vẫn cần tiếp tục cải thiện để trở thành mạng lưới tốt hơn cho người dùng.
Có hai hướng tiếp cận chính để mở rộng quy mô: giải pháp sharding layer 1 và giải pháp layer 2 như rollup. Cả hai đều nhằm mục tiêu xử lý nhiều giao dịch hơn.
Công nghệ cơ bản của cả hai phương pháp đều giống nhau, sử dụng ZK-SNARK để xác minh giao dịch trên mạng và Data Availability Sampling (lấy mẫu khả dụng dữ liệu) để xác minh tính khả dụng của dữ liệu. Sự khác biệt chính nằm ở quản lý và thực thi.
Nguồn: Vitalik.eth
Khi sử dụng các rollup như ZK-SNARK trong sharding blockchain, rollup không chỉ là công nghệ bổ sung mà còn là phần không thể thiếu trong hoạt động của mạng lưới. Điều này có nghĩa là Ethereum vẫn giữ nguyên công nghệ cốt lõi nhưng cách áp dụng khác nhau, đặt ra những thách thức bổ sung, đặc biệt khi mục tiêu là điều phối và ổn định mạng lưới với hàng chục L2. Điều này đòi hỏi sự phối hợp cẩn thận để đảm bảo các L2 hoạt động hiệu quả và tương thích với nhau.
Một thách thức khác là xác thực trên các layer hoàn toàn khác nhau sử dụng kỹ thuật xác thực khác nhau. Khi dựa vào Remote Procedure Calls (RPCs) tập trung, L2 tạo ra sự phức tạp ngay cả đối với các máy khách nhẹ hơn với khả năng xác thực nhanh hơn và phi tập trung hơn.
Phối hợp cũng là một vấn đề cần giải quyết. Tương tác mượt mà giữa các layer khác nhau và duy trì một mạng lưới an toàn, thống nhất là ưu tiên chính. Buterin tin rằng việc giải quyết trực tiếp các thách thức phối hợp sẽ là chìa khóa thành công của Ethereum trong tương lai.
*Data Availability Sampling (DAS) là một cơ chế trong các giải pháp layer 2 cho blockchain như rollup. Nó đảm bảo dữ liệu cần thiết để xác nhận giao dịch trên mạng lưới luôn sẵn sàng và truy cập được một cách đáng tin cậy. DAS hoạt động bằng cách chọn ngẫu nhiên một số gói dữ liệu từ tập hợp các gói đề xuất, sau đó yêu cầu người dùng xác nhận sự tồn tại của chúng. Nếu một gói không thể xác minh, hệ thống sẽ yêu cầu gửi lại hoặc thay thế gói đó, đảm bảo tính sẵn sàng và tin cậy của dữ liệu trong các giải pháp mở rộng layer 2.
*Remote Procedure Call (RPC) là một cơ chế trong lập trình máy tính cho phép một chương trình thực thi (hoặc một tiến trình) yêu cầu dịch vụ từ một tiến trình khác trên cùng máy hoặc trên một máy khác trong mạng. Ý tưởng chính của RPC là cho phép chương trình gọi một hàm hoặc phương thức trong tiến trình khác mà không cần biết chi tiết triển khai hoặc vị trí của chức năng đó.
Theo U.today