Khó phủ nhận rằng xã hội ngày nay đang phát triển với tốc độ chóng mặt ở mọi phương diện, từ văn hóa, giáo dục, chính trị, kinh tế, ... Nhưng sự phát triển ồn ào này lại là nguyên nhân khiến cho mối quan hệ giữa con người dần trở nên xa cách, không còn gắn kết. Guồng quay cuộc sống kéo họ vào những bận rộn, lo lắng hàng ngày. Họ đã quên đi những bài học từ bậc tiền bối 'Thương người như thể thương thân' từ lâu đã trở thành triết lý của người Việt Nam. Tình nhân văn, lòng nhân ái phải là ngọn lửa sưởi ấm, là ánh sáng cho cuộc sống mỗi con người, mỗi gia đình cũng như toàn bộ xã hội. Nhưng ngày nay mấy ai còn nhớ những lời dạy ấy, bên cạnh những người biết yêu thương, biết đồng cảm, chia sẻ, ân cần giúp đỡ mọi người thì cũng có nhiều kẻ sống vô trách nhiệm, ích kỷ chỉ suy nghĩ cho lợi ích bản thân, vô cảm, vô tâm, vô nhân tính, vô đạo đức.
Vô Cảm: Tội Ác Trầm Trọng
Vô cảm chính là sự lạnh lùng, thờ ơ, không cảm xúc, 'lạnh như tiền' không quan tâm đến những diễn biến cuộc sống xung quanh – đặc biệt là những diễn biến gây tổn thương về mặt thể chất và tinh thần cho con người hoặc động vật, họ chỉ quan tâm đến những lợi ích ngắn hạn của bản thân. Ra đường gặp điều tốt không mấy ai ủng hộ; thấy điều xấu, điều ác không dám lên án, không dám chống lại mặc kệ ra sao...
Vô Cảm: Trạng Thái Tâm Lý Nguy Hại
Các Dấu Hiệu Nhận Biết Người Vô Cảm
Vô cảm có nhiều dấu hiệu ở mức độ và đa dạng khác nhau, nếu không phát hiện sớm, về lâu dài sẽ trở nên sâu sắc hơn và gây nhiều hậu quả khó lường trước.
Dấu Hiệu Ban Đầu Có Thể Bao Gồm Việc Không Biết Cảm Ơn
Khi Nghe Bạn Bè, Gia Đình Chia Sẻ, Thái Độ Lạnh Lùng, Thờ Ơ
Không Biết Giúp Đỡ Gia Đình, Bạn Bè, Người Gia Trẻ, Người Gia Lão
Gặp Phải Tình Huống Khẩn Cấp, Vô Cảm Trong Việc Giúp ĐỡTrong Phạm Vi Nhà Trường, Vô Cảm Đối Với Bạo Lực Học ĐườngVô Cảm Với Chính Bản Thân, Không Buồn Ba Bản Thân
Vô Cảm Dẫn Đến Thiếu Tinh Thần Trách Nhiệm, Trơ Lì
Hiện Tượng Vô Cảm Gây Thiếu Sự Kiên Kết Với Người Thân, Bạn Bè
Nguồn Gốc Của Bệnh Vô Cảm
1. Bắt Nguyên Từ Bản Thân
Do Lối Sống Ích Kỷ, Thiếu Sự Đồng Cảm
Thiếu Chính Kiến, Dẫn Đến Sự Vô Cảm
Cuộc Sống, Xã Hội Có Quá Nhiều Kẻ Gian
Trong bản thân, sự đồng cảm và lòng nhân ái đã mất đi, khiến tôi trở nên lạnh lùng và thờ ơ. Điều này có thể phần nào do tính cách hướng nội, sống kín đáo và thiếu lòng dũng cảm, khiến tôi lo sợ rằng việc giúp đỡ người khác có thể gây tổn thương cho bản thân.
Nguyên nhân thứ hai là từ gia đình.
Gia đình không phản ánh một môi trường sống lành mạnh, cha mẹ có thái độ ích kỷ, thờ ơ và thiếu sự cảm thông đối với người khác.
Cha mẹ không quan tâm đến việc nuôi dạy con cái đúng cách, dẫn đến việc trẻ em không được giáo dục đúng đắn và dễ dàng rơi vào những thói hư tật xấu, từ đó hình thành thái độ lạnh nhạt với xã hội bên ngoài.
Cha mẹ chỉ chú trọng vào việc khoe thành tích của con mà không quan tâm đến việc truyền dạy đạo đức và tố chất nhân cách. Vì không được dạy dỗ về lòng tương thân tương ái, đồng cảm, chia sẻ và lòng từ bi, nên dễ mắc phải tình trạng thờ ơ và không thể hiểu được nỗi đau của người khác.
Cha mẹ chiều chuộng và đáp ứng mọi yêu cầu của con cái một cách vô điều kiện, dẫn đến việc con trở nên ích kỷ, chỉ biết nhận mà không biết cho đi. Sau này khi trẻ lớn lên cũng rất dễ mắc phải căn bệnh vô cảm này.
Ngoài ra, việc bị cha mẹ đánh mắng, chỉ trích con cái một cách không lý do cũng khiến trẻ chán nản về cảm xúc, vì trẻ đã dần chán chường với những đau thương nên khi gặp những nỗi đau của người khác con cái trở nên không thể thấu hiểu và đồng cảm với họ.
Tác động từ xã hội, cộng đồng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra căn bệnh này. Thời đại 4.0 ngày nay với sự bùng nổ của mạng xã hội cũng góp phần đáng kể trong việc gây ra căn bệnh này.
Họ dường như hướng đến cuộc sống có giá trị vật chất mà quên đi việc nuôi dưỡng tâm hồn và hướng bản thân tới những phẩm chất tốt.
Khi bản thân đạt được nhiều thành tựu quá nhanh, quá sớm; họ trở nên tự cao, kiêu căng và thiếu đi sự đồng cảm xung quanh.
Cùng với sự phát triển mạng, việc phát triển truyền thông hiện nay, nhiều bạn trẻ học theo lối sống của một số nhân vật ảnh hưởng mà quên đi những giá trị tinh thần, đạo đức truyền thống.
Học sinh cũng có thể mắc phải căn bệnh này nếu nhà trường không giáo dục toàn diện cả về tri thức lẫn nhân cách, đạo đức. Ngoài ra, thiếu đi sự quan tâm của thầy cô với học sinh cũng dễ khiến học sinh có biểu hiện thờ ơ, lạnh đạm này.
Tác hại của căn bệnh “ung thư tâm hồn” này là gì?
Bệnh vô cảm có thể dẫn đến chết người. Một bác sĩ nếu “vô cảm” sẽ không có đủ tình thương đối với bệnh nhân của mình, sẽ đánh mất đi lương tâm của một thầy thuốc.
Chẳng hạn trong tình huống có một ca cấp cứu khẩn cấp, bệnh nhân đang trong thời khắc sinh tử, nhưng vì gia cảnh nghèo, không có tiền đóng viện phí cũng như không có tiền để “bồi dưỡng' cho bác sĩ để được ưu tiên, thì sự vô cảm của vi bác sĩ được gọi là thiên thần áo trắng ấy sẽ không quan tâm và không nhiệt tình cứu chữa bệnh nhân, cuối cùng để bệnh nhân chết oan gây đau thương cho người nhà bệnh nhân.
Thầy cô được coi là “cha mẹ thứ hai” của học sinh, nhưng nếu người cha người mẹ ấy không dành đủ tình thương, nhiệt tình trong việc giảng dạy kiến thức, bồi dưỡng nhân cách đạo đức của học sinh mà chỉ hờ hững cho xong nhiệm vụ, đến hết giờ là về. Thì chính “sự vô cảm” của thầy cô gián tiếp truyền sang học sinh và sẽ trở thành những học trò thiếu tri thức, cũng vô cảm như họ. Như thế các chủ nhân tương lai của đất nước sẽ đi về đâu? Ruộng cột nước nhà sẽ ra sao, nếu không nói mục nát ngay từ trong trứng nước? Qua thật, đó là một mối họ vô cùng to lớn đối với xã hội!
Làm thế nào để khắc phục căn bệnh vô cảm?
Luyện đọc cảm xúc của người khác:
Giống như các kỹ năng khác, nếu bạn dành thời gian luyện đọc cảm xúc của mọi người, bạn sẽ tiến bộ hơn.
- Học cách thể hiện sự quan tâm:
Thay vì nói điều gì đó dù gượng gạo hoặc không thật lòng khi thấy ai đó buồn, bạn lại im lặng.
Hiểu được sự cần thiết của cảm xúc:
Cảm xúc là một phần không thể thiếu trong quá trình ra quyết định, cũng giống như logic. Cảm xúc có thể là động lực để bạn thay đổi cuộc sống, cảm giác khó chịu thường là đòn bẩy để thoát ra tình trạng bế tắc.
Chú ý hơn về cảm xúc của bản thân:
Những cảm xúc khiến bạn không thoải mái, lúng túng. Hoặc có thể bạn được dạy phải che giấu hoặc kìm nén cảm xúc. Hoặc bạn chỉ nghe theo lý trí. Dù vì bất kỳ lí do nào, bạn cần giảm bớt những cảm xúc cá nhân, những thứ có thể khiến bạn khó thấu cảm.
Tác Giả: Anh Nguyễn