Mỗi sản phẩm cần một mục đích sử dụng rõ ràng. Và AirPods Pro đã phá hỏng mục đích lớn nhất tôi cần từ AirPods...
Sau rất nhiều tin đồn, Apple cuối cùng cũng đã ra mắt phiên bản nâng cấp thực sự của AirPods dưới tên 'AirPods Pro'. Ở mức giá cao hơn AirPods thường một cách đáng kể, AirPods Pro có tính năng chống ồn chủ động, điều chỉnh âm nhạc theo tai người dùng, và giữ lại những tính năng đã làm nên tên tuổi của AirPods – kết nối dễ dàng, tích hợp Siri tiện lợi, và trải nghiệm sử dụng tiện lợi...
Nhưng tiếc thay, AirPods Pro lại sử dụng thiết kế in-ear… Với tôi, đó là một thiết kế 'kém pro' nhất trên thị trường.
AirPods thường được sử dụng cho mục đích 'pro', nghĩa là để nghe nhạc hoặc gọi trong khi làm việc...
Tại sao? Hãy nhớ lại ý nghĩa thực sự của từ 'Pro'. Một sản phẩm Pro cần phải đáp ứng nhu cầu của người dùng chuyên nghiệp – tức là cần một sản phẩm sử dụng thuận tiện nhất khi làm việc. Ví dụ, nếu tôi cần một laptop để di chuyển thường xuyên thì tôi sẽ chọn MacBook Air, nhưng nếu tôi cần một máy tính mạnh mẽ cho công việc lập trình thì tôi sẽ chọn MacBook Pro với nhiều cổng kết nối hơn.
Theo cách hiểu này, chiếc AirPods đời đầu là sản phẩm 'Pro' nhất mà tôi từng thấy. Lợi ích lớn nhất khi làm việc là AirPods nhẹ nhàng và không dây. Khi nghe nhạc hoặc gọi điện, tôi có thể đứng dậy mà không cần phải lo lắng về dây tai nghe. Nếu đồng nghiệp đến gần, tôi chỉ cần bỏ ra tai nghe và nhạc sẽ tự động tạm dừng. Nếu họ rời đi, chỉ cần đưa tai nghe vào lại tai, nhạc sẽ tiếp tục phát. Khi có cuộc gọi đến, chỉ cần chạm nhẹ để nhận cuộc gọi mà không cần phải rút điện thoại ra. Làm việc trong lĩnh vực phần mềm, đôi khi tôi cần phải nhận hoặc từ chối cuộc gọi từ đồng nghiệp hoặc khách hàng ở xa.
Tính năng tích hợp Siri rất tiện lợi nếu muốn thực hiện cuộc gọi (Hey Siri, gọi cho sếp) hoặc chuyển bài hát. Một tính năng khá đơn giản mà Microsoft/Google vẫn chưa thực hiện được (mỗi người một kiểu), đó là khi đang phát từ máy Mac muốn chuyển sang iPhone, tôi chỉ cần chọn một lần trên iPhone thay vì phải ngắt kết nối rồi chuyển thiết bị. Tưởng tượng xem sử dụng tai nghe Bluetooth 'bình thường' theo cách này sẽ thế nào, tôi đã thấy phiền lòng rồi.
Nếu muốn mua tai nghe để thưởng thức âm nhạc ở nơi làm việc, tôi chẳng bao giờ nghĩ đến AirPods...
Những gì Apple quảng cáo thật là phô trương. Nhưng, AirPods Pro không thể nào được gọi là một sản phẩm 'Pro' đích thực theo tôi.
Vì sao? Bởi tôi hiểu rõ rằng những sản phẩm 'Pro' sẽ có những đánh đổi so với sản phẩm thông thường. Với AirPods cũ, tôi hiểu rõ rằng mình đã đánh đổi chất lượng âm thanh để có trải nghiệm thoải mái và thuận tiện. Ngay cả khi đi làm bằng tàu điện ngầm ở Sing, tôi vẫn không thể sử dụng AirPods: so với tai nghe in-ear giá rẻ, AirPods quá kém.
Nhưng một lần nữa, mỗi sản phẩm cần có một mục đích riêng. Mục đích của tôi khi sử dụng tai nghe ở công ty không phải là để thưởng thức âm nhạc. Tôi chỉ cần một cặp tai nghe nhỏ gọn và thoải mái. AirPods Pro buộc tôi phải thực hiện đánh đổi ngược lại: thiết kế in-ear sẽ mang lại chất lượng âm thanh tốt hơn nhưng cũng làm trải nghiệm trở nên không thoải mái hơn. Cảm giác 'đầy đặn' khi đeo in-ear trong tai chỉ chấp nhận được khi nghe nhạc trong thời gian ngắn, chứ không phải lúc làm việc tại công ty.
Thế mới thấy tên gọi Pro giờ đúng là chỉ để thu hút khách hàng… Tên gọi của AirPods trước đây thực sự phản ánh tinh thần từ từ 'air', tức là không khí và hoàn toàn không làm cản trở bất cứ điều gì tôi làm. Thêm từ 'Pro' vào sau, Apple lại làm mất đi ý nghĩa tuyệt vời ấy. Ai có thể giải thích cho tôi, tại sao ở nơi làm việc cần bass hay tính năng chống ồn để làm gì chứ???