Mỗi doanh nghiệp khi mới thành lập và bắt đầu hoạt động đều cần có một số vốn nhất định, vốn này được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Cấu trúc vốn của doanh nghiệp bao gồm 2 loại: Vốn nợ và Vốn cổ đông. Dưới đây là sự giới thiệu về “Vốn cổ đông”.
Vốn cổ đông là gì? (Owner’s Equity)
Một doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều cổ đông vốn. Các cổ đông cùng góp vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh, sản xuất và khi có lợi nhuận, sẽ được chia cho những người sở hữu cổ phần theo tỷ lệ phần trăm nắm giữ. Ngược lại, nếu hoạt động kinh doanh, sản xuất gây lỗ thì họ cũng sẽ chịu phần lỗ tương ứng.
Vốn chủ sở hữu là số vốn mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Khi doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc phá sản, các khoản nợ của doanh nghiệp sẽ được ưu tiên trả trước, phần còn lại sẽ được chia đều cho các cổ đông theo tỷ lệ góp vốn của họ.
Vốn chủ sở hữu bao gồm những gì?
Vốn chủ sở hữu sẽ được thể hiện chi tiết trong báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp. Theo quy định, loại vốn này sẽ gồm những thành phần khác nhau tùy từng doanh nghiệp. Cơ bản, vốn chủ sở hữu bao gồm 3 nguồn: số tiền vốn góp từ các nhà đầu tư, lợi nhuận chưa phân phối từ hoạt động kinh doanh và sự đánh giá chênh lệch tài sản.
Vốn cổ đông: Số vốn góp thực tế từ cổ đông, được ghi rõ trong điều lệ công ty. Thặng dư vốn cổ phần: Chênh lệch giá cổ phiếu khi phát hành so với giá hiện tại. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận sau thuế chưa được chia. Các quỹ doanh nghiệp: Bao gồm quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển… hình thành theo quy định pháp luật. Chênh lệch đánh giá tài sản: Bao gồm sự chênh lệch đánh giá lại tài sản và chênh lệch tỷ giá hối đoái. Nguồn khác: Bao gồm cổ phiếu quỹ và các nguồn kinh phí sự nghiệp khác.
Xét về tỉ lệ, vốn cổ đông và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trong khi đó, chênh lệch giá, đánh giá lại tài sản hay nguồn khác có tỷ trọng rất nhỏ trong vốn doanh nghiệp.
Cách tính vốn chủ sở hữu (VCSH) ra sao?
Công thức tính: VCSH = Tổng tài sản – Nợ phải trả
Tổng tài sản bao gồm: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của doanh nghiệp:
Tài sản ngắn hạn bao gồm: tiền gửi ngân hàng, tiền đang luân chuyển, tiền mặt (VNĐ, ngoại tệ) và các tài sản tương đương có giá trị như vàng, bạc, kim loại quý...
Tài sản dài hạn gồm: các khoản đầu tư tài chính dài hạn, các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư và các loại tài sản dài hạn khác...
Nợ phải trả thường bao gồm các khoản như: trả người bán, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, trả người lao động, các khoản phải trả nội bộ, vay và nợ thuê tài chính, nhận ký quỹ, ký cược, người mua ứng trước tiền hàng, các khoản phải nộp khác…
Ví dụ minh họa:
Doanh nghiệp A có tổng tài sản là 1.5 tỷ nhưng nợ ngân hàng 0.5 tỷ để sản xuất. Vì vậy, vốn chủ sở hữu thực tế của Doanh nghiệp A là 1 tỷ VNĐ.
Vốn chủ sở hữu phản ánh điều gì của doanh nghiệp?
Vốn chủ sở hữu thể hiện số vốn hiện có và tình hình biến động các nguồn vốn thuộc chủ sở hữu của doanh nghiệp. Thông qua đó, nhà đầu tư có thể đánh giá được tình hình tài chính và cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.
Thêm một số thông tin: “hệ số D/E – Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu” là một chỉ số mà nhà đầu tư cần chú ý. Chỉ số này cho biết tỷ lệ nguồn vốn của doanh nghiệp là từ vốn chủ sở hữu hay từ vốn vay mượn nhiều hơn.
D/E (Nợ/Vốn) là tỷ lệ % giữa vốn doanh nghiệp huy động được từ vay mượn so với vốn của chủ sở hữu.
Nếu D/E > 1: Tài khoản của doanh nghiệp chủ yếu là nợ vay từ bên ngoài. Nếu D/E < 1: Tài khoản chủ yếu là vốn chủ sở hữu đầu tư.
Tỷ lệ D/E cao cho thấy doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. D/E cao trong thời gian dài có thể chỉ ra khả năng trả nợ của doanh nghiệp khó khăn. D/E thấp thể hiện doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu dồi dào, ít nợ, không gặp áp lực tài chính và kinh doanh hiệu quả.
Ví dụ minh họa:
Doanh nghiệp A có vốn chủ sở hữu là 10 tỷ đồng & vốn vay là 5 tỷ đồng. => Tỷ lệ D/E là 5/10 = 0.5 (<1). Điều này cho thấy nguồn vốn chủ yếu của Doanh nghiệp A từ vốn chủ sở hữu.
Khi áp dụng tỷ lệ D/E, nhà đầu tư cần xem xét đến yếu tố ngành nghề. Mỗi ngành có đặc điểm về nguồn vốn và tốc độ phát triển khác nhau. Tỷ lệ D/E có thể cao trong một ngành, trong khi có thể thấp trong ngành khác.
Ví dụ: Tỷ lệ D/E thường cao trong ngành xây dựng, trong khi thấp hơn trong ngành dịch vụ. Ngành xây dựng đòi hỏi đầu tư vốn lớn cho vật liệu, trang thiết bị, tiền thuê lao động... Trái lại, ngành dịch vụ không đòi hỏi vốn lớn, chủ yếu dựa vào trí tuệ của nhân viên để hoạt động hiệu quả.
Những câu hỏi liên quan đến Vốn chủ sở hữu?
Tại sao vốn chủ sở hữu có thể tăng/giảm?
Vốn chủ sở hữu có thể tăng/giảm khi các thành phần của nó tăng/giảm.
Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp tăng trong các trường hợp:
Doanh nghiệp có thêm cổ đông góp vốn hoặc chủ sở hữu góp thêm vốn.
Lợi nhuận kinh doanh được thêm vào vốn chủ sở hữu, hoặc từ các khoản đầu tư có lợi nhuận.
Cổ phiếu doanh nghiệp được phát hành với giá trị cao hơn so với trước đó.
Giá trị dương từ các khoản: quà tặng, tài trợ cho doanh nghiệp sau thuế, được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu tăng thể hiện điều gì? Khi vốn chủ sở hữu tăng, đó là dấu hiệu của hiệu suất kinh doanh tốt, đem lại lợi nhuận. Việc bổ sung vốn chủ sở hữu giúp mở rộng quy mô kinh doanh.
Vốn chủ sở hữu trong quá trình hoạt động sẽ giảm trong các trường hợp:
Doanh nghiệp phải hoàn trả vốn cho các cổ đông, người góp vốn rút vốn.
Doanh nghiệp đang giải thể, phá sản hoặc dừng hoạt động.
Cổ phiếu của doanh nghiệp được phát hành với giá thấp hơn so với mệnh giá ban đầu.
Doanh nghiệp phải bù lỗ do hoạt động kinh doanh không hiệu quả, theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Với công ty cổ phần, việc hủy bỏ cổ phiếu quỹ cũng làm giảm vốn chủ sở hữu.
Tình trạng giảm vốn chủ sở hữu cho thấy hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp không tốt.
Khi nào Vốn chủ sở hữu âm?
Theo công thức ở mục 3, Vốn chủ sở hữu sẽ âm khi tổng nợ phải trả lớn hơn tổng tài sản hiện có. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể phải thanh lý tất cả tài sản để trả nợ, có nguy cơ phá sản.
So sánh vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ?
Vốn chủ sở hữu: là tổng số vốn mà các chủ sở hữu đã đóng góp để điều hành doanh nghiệp.
Vốn điều lệ: là số vốn mà các thành viên góp vào cam kết khi thành lập doanh nghiệp (không thấp hơn vốn pháp định - nếu có).
Vốn điều lệ là số vốn được ghi trên giấy phép kinh doanh, trong khi vốn chủ sở hữu là số vốn thực tế mà chủ doanh nghiệp sở hữu.
Cổ phần, cổ phiếu quỹ, trái phiếu có được tính vào VCSH không?
Như đã biết, cơ cấu vốn của doanh nghiệp gồm 2 loại: Vốn nợ và Vốn chủ sở hữu.
Cổ phần là một phần của Vốn chủ sở hữu, đại diện cho quyền sở hữu của cổ đông trong công ty.
Trái phiếu thuộc Vốn nợ vì công ty phát hành để huy động vốn, đại diện cho nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp.
Cổ phiếu quỹ không tính vào VCSH, việc mua cổ phiếu quỹ làm giảm nguồn VCSH. Mặc dù công ty mua lại cổ phiếu quỹ nhưng chúng không được tính vào số cổ phiếu đang lưu hành, mục đích là điều tiết thị trường.
Doanh nghiệp cần vốn chủ sở hữu để hoạt động và phát triển. Hiểu về vốn chủ sở hữu, cách tính giúp đánh giá sức khỏe doanh nghiệp, dự đoán tăng trưởng và rủi ro để đưa ra quyết định đầu tư chính xác.