
Bạn đã thực sự hiểu câu nói 'Bước ra khỏi vùng an toàn' chưa? Nếu đã gọi là 'comfort' – nghĩa là sự thoải mái, sự nhàn hạ – thì tại sao ta phải nỗ lực thoát khỏi nó để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình?
?
Vùng an toàn (comfort zone) là một khái niệm từ tâm lý học, trở nên phổ biến vào cuối những năm 1990 dù đã xuất hiện từ năm 1907.
Theo cuốn Danger in the Comfort Zone của Judith Bardwick, vùng an toàn được định nghĩa là:
“Trạng thái thoải mái, an toàn và quen thuộc mà con người thường cảm thấy khi hoạt động trong một môi trường hay tình huống mà họ đã quen thuộc. Trong vùng an toàn, một người thường sử dụng một tập hợp hành vi quen thuộc để hoạt động và đạt được một mức độ hiệu suất ổn định, và thường không có cảm giác rủi ro hay căng thẳng”.

Trong vùng an toàn, một người khó có khả năng khám phá, đạt được thành tích hay vươn tới những tầm cao mới vì chỉ lặp đi lặp lại các thói quen.
Dù vùng an toàn mang lại sự thoải mái và ít lo lắng, nhưng lại cản trở bạn phát triển, học hỏi và đạt thành công trong nhiều lĩnh vực.
Tại sao chúng ta thích ở trong vùng an toàn dù biết rằng nó có thể ngăn cản sự phát triển, học hỏi và thành công trong các lĩnh vực khác nhau? Quyết định này có thể xuất phát từ 3 lý do chính sau:
Khi đối mặt với những điều chưa xảy ra, chúng ta thường lo lắng về các sự kiện không rõ ràng, những hậu quả có thể xảy ra mà khó đoán trước được. Điều này khiến chúng ta cảm thấy không an toàn với các kế hoạch của mình, dẫn đến việc suy nghĩ quá nhiều và lưỡng lự khi đưa ra quyết định.
Như khi bạn muốn chạm vào hàng rào thép nhưng sợ bị đau, nên bạn lựa chọn cách rút lui để tránh lo sợ và bất an.