Web3 clicker game là một xu hướng mới nhất trong không gian tiền điện tử, nhưng khả năng tạo ra lợi nhuận nhanh chóng đã khiến nhiều người nghi ngờ về sự tồn tại lâu dài của chúng.
Còn được biết đến với tên gọi game clicker, những tựa game đơn giản nhưng gây nghiện này đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc chỉ trong thời gian ngắn, thu hút hàng triệu người dùng đồng thời tạo nên sức ảnh hưởng lớn toàn cầu.
Web3 clicker game là gì?
Trò chơi bấm Web3 là một loại game trực tuyến được xây dựng trên nền tảng blockchain và công nghệ Web3. Thể loại game này kết hợp giữa game bấm và tích hợp blockchain để cung cấp trải nghiệm tương tác và quản lý tài sản số cho người chơi.
Các đặc điểm chính của trò chơi bấm Web3 bao gồm:
- Game bấm: Đây là loại game đơn giản nhưng khiến người chơi nghiện, trong đó người chơi thường bấm chuột liên tục để kiếm tiền, điểm số hoặc tài nguyên trong game.
- Blockchain và Web3: Trò chơi được xây dựng trên nền tảng blockchain, sử dụng công nghệ blockchain để quản lý các tài sản số và giao dịch trong game. Web3 đề cập đến một hệ sinh thái mở, phi tập trung và dựa trên blockchain, cho phép người dùng có quyền kiểm soát và sở hữu hoàn toàn các tài sản số của họ.
- Tích hợp với tiền điện tử và NFT: Trò chơi có thể tích hợp các loại tiền điện tử và NFT, cho phép người chơi có thể mua, bán và sở hữu các đối tượng kỹ thuật số độc đáo, cũng như kiếm thu nhập từ hoạt động trong game.
Trò chơi bấm Web3 mang đến cho người chơi một cách tiếp cận mới với thế giới game trực tuyến, kết hợp giữa tính gây nghiện của game bấm và tính năng phi tập trung, đảm bảo tính bền vững và nâng cao trải nghiệm cho người chơi.
Các loại trò chơi bấm Web3
Notcoin – một trò chơi play-to-earn (P2E) tích hợp trong ứng dụng nhắn tin Telegram – đã đứng đầu trong cuộc cách mạng này, với hơn 40 triệu người chơi. Hơn nữa, kể từ ngày 26 tháng 5, token gốc NOT của trò chơi đã tăng đột biến 240% về giá trị, với mức vốn hóa thị trường đạt 2,75 tỷ USD vào thời điểm cao nhất.
Biểu đồ giá Notcoin. Nguồn: CoinMarketCap
Trong ba tuần đầu tiên của tháng 5, trò chơi đã thu hút thêm 5 triệu người chơi mới, tăng thêm 14% khối lượng người dùng. Sự mở rộng nhanh chóng này là do sự cường điệu xung quanh chương trình nhiệm vụ của trò chơi, cho phép người chơi kiếm được token NOT một cách thụ động.
Notcoin không phải là trò chơi duy nhất thu hút sự chú ý của công chúng.
Hamster Kombat là một trò chơi bấm chuột khác được xây dựng trên Telegram đã đạt được một số thành tựu đáng chú ý trong thời gian ngắn. Chỉ trong 77 ngày kể từ khi ra mắt, dự án đã thu hút được hơn 142 triệu người dùng, vượt xa tốc độ tăng trưởng ban đầu của các nền tảng truyền thông xã hội phổ biến như WhatsApp, Instagram và TikTok. Kênh YouTube của trò chơi cũng đã có được
Nhìn từ bên ngoài, những trò chơi này dường như đang tích cực khai thác nhu cầu ngày càng tăng về các cơ hội tiền điện tử dễ dàng tiếp cận và có tiềm năng sinh lợi.
Hơn nữa, bằng cách tích hợp với các nền tảng nhắn tin phổ biến như Telegram, họ đã giảm bớt rào cản gia nhập cho hàng triệu người dùng – những người cảm thấy chán nản bởi sự phức tạp của ngành công nghiệp tiền điện tử.
Tính hấp dẫn của trò chơi bấm Web3
Cốt lõi của các trò chơi như Catizen, Yescoin, Tapswap, Notcoin và Hamster Kombat (cùng nhiều trò chơi khác) là một nguyên lý đơn giản: chạm vào màn hình để nhận coin.
Các trò chơi này đã ấn tượng người dùng bằng cách kết hợp cơ chế gây nghiện của các tựa game nhàn rỗi với sức hấp dẫn của thu nhập từ tiền điện tử.
Theo Inal Kardan – trưởng bộ phận game tại TON Foundation, việc thu hút 35 triệu người dùng trong 5 tháng ngắn đã cho anh và đội ngũ của mình thấy rằng chúng ta “có thể tạo ra các cơ hội trò chơi độc đáo bằng cách sử dụng các trình nhắn tin trên mạng xã hội”, và thu hút người dùng tham gia vào lĩnh vực tiền điện tử.
Giám đốc điều hành Chris Zhu của Sonic – một chuỗi game được xây dựng trên Solana – cũng chia sẻ quan điểm này:
“Trò chơi clicker giúp giảm thiểu rào cản gia nhập cho người dùng bán lẻ với hầu hết các giao dịch được thực hiện off-chain, tận dụng các pool lưu lượng truy cập sẵn có như Telegram, nơi họ có thể thu hút người dùng ban đầu với chi phí rất thấp.”
Yat Siu – đồng sáng lập của công ty đầu tư mạo hiểm game blockchain Animoca Brands – nhận thấy giá trị trong phương pháp tích lũy khách hàng này, cho biết:
Notcoin tiếp cận mang lại nhiều giá trị hơn cho người dùng và phù hợp với các mô hình tăng trưởng hơn Web2.
Những nhà phê bình lo ngại về sự tồn tại lâu dài của các tựa game này.
Can Picak – CEO của Eldarune, studio game Web3, chia sẻ quan điểm:
Cơ chế của những clicker game này tương tự sơ đồ Ponzi, những người tham gia sớm hưởng lợi nhiều nhất.
Tập trung tiếp cận một tỷ người chơi thông qua các dự án như Hamster Combat đặt ra nghi vấn về giá trị thực của chúng và tiềm năng bão hòa thị trường. Đây là một chiêu trò marketing đại chúng hơn là ứng dụng tiền điện tử thực sự. Tôi rất lo lắng về tính bền vững của chúng.
Sự bất bền của clicker game đang gây nghi ngờ
Khi sự phổ biến của những tựa game này ngày càng tăng, câu hỏi về tính bền vững và sự an toàn của chúng cũng ngày càng nhiều. Tốc độ tăng trưởng nhanh cùng mức giá token cao đã khiến một số chuyên gia so sánh chúng với những bong bóng tiền điện tử trước đây.
Luke Paglia – CEO của game Web3 My Pet Hooligan cho biết: “Những tựa game này được thiết kế với cơ chế đơn giản, trong đó các bot được phát triển để tự động nhấp chuột hoặc thực hiện các hành động cần thiết để kiếm tiền”.
“Hơn nữa, còn có một nguy cơ lớn là nền kinh tế có thể dễ dàng rơi vào siêu lạm phát, khiến nhiều người sở hữu hàng nghìn token mất giá trị.”
Ông cũng lưu ý rằng mặc dù tính đơn giản của những tựa game này là yếu tố chính thúc đẩy sự tiếp cận của chúng, nhưng đồng thời cũng có thể là một điểm yếu chết người.
Nếu không có cơ chế chơi sâu hơn hoặc mang lại nhiều lợi ích trong thực tế cho token của chúng, người chơi sẽ dần mất hứng thú và giá trị token sẽ giảm đi.
Yaniv Baruch – CEO của nền tảng game Web3 Playnance – cho rằng:
“Sự bền vững của game P2E phụ thuộc vào hệ thống token cân bằng và thiết kế tốt. Lối chơi không cân bằng hoặc lạm phát token có thể gây nên nhiều vấn đề. Đây là lý do tại sao các mô hình bền vững lại cực kỳ quan trọng”.
Zhu nhận định rằng có những vấn đề dài hạn cần được giải quyết:
“Nếu vẫn chỉ có cơ chế nhấp chuột mà không có cơ chế đốt token rõ ràng, thì đó sẽ là vấn đề về hiệu suất dài hạn”.
Để giữ chân người dùng lâu dài, Baruch cho rằng các nhà phát triển cần tăng sâu hơn vào các sản phẩm này, vượt qua giai đoạn ban đầu chỉ là “cơn sốt click” mà chúng ta đang thấy.
Ngoài cơ chế click, còn gì?
Khi cơn sốt game nhàn rỗi ngày càng mạnh mẽ, các nhà phát triển game và những người yêu thích blockchain đang lên kế hoạch cho tương lai.
Paglia tin rằng những dự án này có thể tồn tại lâu dài nếu những người sáng lập có thể xây dựng một hệ thống kinh tế cân bằng:
“Việc áp dụng thông qua các mô hình game clicker có vẻ không phổ biến hơn. Thông thường, mọi người chơi vì sự thú vị của chúng, không phải vì kiếm tiền.”
Các nhà phát triển của Notcoin dường như nhận thức được nhu cầu phát triển này và do đó, đã công bố kế hoạch ra mắt các tính năng mới.
Dự án gần đây đã đưa ra sáng kiến “Khám phá”, cho phép người dùng kiếm coin và các phần thưởng khác khi hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau từ các dự án Web3. Tương tự, Hamster Kombat cũng đang tìm cách mở rộng các dịch vụ của mình và ra mắt token HMSTR trên blockchain TON.
Sự phát triển bùng nổ của các tựa game tiền điện tử nhàn rỗi đã viết nên một chương đầy hấp dẫn trong câu chuyện về việc áp dụng tiền điện tử. Những game này chắc chắn đã thành công trong việc đưa công nghệ blockchain và tài sản kỹ thuật số đến với nhiều đối tượng hơn nhờ vào cơ sở người dùng khổng lồ của các nền tảng như Telegram.
Tuy nhiên, tác động lâu dài và tính bền vững của xu hướng này vẫn còn phải xem xét. Mặc dù sự đơn giản của những game này đã mang lại thành công ban đầu nhưng đó cũng có thể là điểm yếu lớn nhất của chúng.
Hiện tại, những người dùng bị thu hút bởi tiềm năng kiếm tiền dễ dàng bằng tiền điện tử nên thận trọng khi tiếp cận không gian này, đồng thời hãy ghi nhớ rằng: “Nếu điều gì nghe có vẻ khó tin thì thường nó không có thật”.
*Phương pháp tích lũy khách hàng là một thuật ngữ trong kế toán được áp dụng để mô tả cách tính toán doanh thu dựa trên việc ghi nhận các khoản phải thu từ khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Phương pháp này thường được sử dụng cho các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ hoặc các giao dịch dài hạn với khách hàng, giúp doanh nghiệp có thể theo dõi cam kết từ phía khách hàng và quản lý dòng tiền một cách hiệu quả, đảm bảo tính ổn định trong hoạt động kinh doanh.
Theo Cointelegraph