Khi nghe qua, độc giả có thể cảm thấy khái niệm “các dạng rút gọn” hay “informal contractions” là những khái niệm tương đối học thuật và khó hiểu. Tuy nhiên, không những chúng không khô khan khó hiểu, mà những thể rút gọn này còn được áp dụng rộng rãi trong giao tiếp thường ngày bởi những người bản xứ. Lí do các IC (informal contraction) đã trở nên thông dụng đến vậy đối với người bản xứ là vì đặc điểm chức năng của nó. Các dạng rút gọn này giúp cho người sử dụng có thể rút ngắn số lượng âm tiết khi nói để có thể truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng hơn nhưng vẫn không ảnh hưởng đến nghĩa của câu.
Trong bài viết lần này, tác giả sẽ giới thiệu đến người đọc khái niệm về các dạng rút gọn, mục đích và ngữ cảnh sử dụng cũng như cung cấp thêm các dạng rút gọn phổ biến cùng các ví dụ minh họa dễ hiểu. Tất cả với mục đích giúp cho người đọc có thể hiểu rõ hơn về những dạng rút gọn này và từ đó, có thể áp dụng trực tiếp vào những cuộc đối thoại thông thường.
Sẽ có tổng cộng 17 dạng rút gọn được nêu trong bài viết. Chúng bao gồm:
Gonne (going to)
Wanna (want to)
Wantsta (wants to)
Hafta (have to)
Hasta (has to)
Have/has gotta (have/has got to)
Kinda (kind of)
Gimme (give me)
Lemme (let me)
Cuz (because)
Shouda (should have)
Coulda (could have)
Woulda (would have)
Musta (must have)
Outta (out of)
Sorta (sort of)
Losta (lots of)
Đặc biệt ở mỗi dạng rút gọn, độc giả sẽ giới thiệu đến người đọc cách phát âm, cách sử dụng và các điểm ngữ pháp liên quan của dạng rút gọn đó cũng như cung cấp thêm 2 ví dụ minh họa dễ hiểu. Trong đó 1 ví dụ để giúp độc giả hiểu thêm về cách sử dụng và ví dụ còn lại để cho phần luyện tập phát âm
Key takeaways (những điểm mấu chốt trong bài)
- Những thể rút gọn được sinh ra với mục đích giúp cho người sử dụng có thể rút ngắn số lượng âm tiết khi nói để có thể truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng hơn nhưng vẫn không ảnh hưởng đến nghĩa của câu.
- Các dạng rút gọn này là những “informal expressions” (những cách diễn đạt không trang trọng), vì vậy độc giả cần tránh sử dụng trong những tình huống viết hoặc giao tiếp trang trọng
- Sẽ có một số động từ không thể được rút gọn do đặc tính của chúng. Trong 17 dạng rút gọn được nêu trong bài, có 4 động từ thuộc nhóm này, chúng là “going to, have to, has to, have got to”
Informal contractions, as the name suggests, are shortened forms of specific words commonly used in informal communication contexts. Some common examples of contractions include “Gonna” (shortened form of “going to”) or “Wanna” (contraction of “want to”),…
Purpose of Using Informal Contractions
Những thể rút gọn này được sử dụng với mục đích giúp cho người sử dụng có thể rút ngắn số lượng âm tiết khi nói để có thể truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng hơn nhưng vẫn không ảnh hưởng đến nghĩa của câu.
Những lưu ý khi sử dụng informal contractions
Để có thể áp dụng một cách chính xác các thể rút gọn, độc giả cần lưu ý những điều sau:
Lưu ý 1:
Các thể rút gọn này là những “informal expressions” (những cách diễn đạt không trang trọng). Do đó, độc giả cần trách sử dụng chúng trong những tình huống sau:
Giao tiếp mang tính trang trọng (khi nói chuyện với cấp trên tại nơi làm việc hoặc khi đang diễn thuyết, thuyết trình)
Văn viết trang trọng (Các bài viết mang tính học thuật, email làm việc hoặc trong các bài thi)
Trong những trường hợp này, độc giả sẽ cần sử dụng dạng đầy đủ của các từ này (ví dụ thay vì dùng “shoulda”, hãy dùng “should have”)
Ngoài 2 trường hợp nêu trên, người đọc có thể sử dụng những dạng rút gọn này trong tất cả các tình huống giao tiếp còn lại (bao gồm cả văn viết nếu như loại bài viết đó không mang tính trang trọng – trong tin nhắn nói chuyện cùng bạn bè hoặc các email không mang tính chất công việc) và chúng sẽ giúp cho độc giả có thể sử dụng tiếng anh một cách tự nhiên hơn khi giao tiếp.
Lưu ý 2:
Một số cụm từ trong danh sách “informal contractions” sẽ đóng vai trò là trợ động từ (semi - auxiliary) hoặc động từ khuyết thiếu (modal và semi-modal verb). Những cụm từ này sẽ không thể được rút gọn nếu như chúng đóng vai trò là động từ chính trong câu. Trong 17 dạng rút gọn mà tác giả cung cấp cho độc giả, sẽ có 4 cụm từ thuộc vào nhóm này, chúng là:
o Going to
o Have to
o Has to
o Have got to
Ví dụ:
Mẫu câu 1: I’m gonna buy a car
Mẫu câu 2: I’m going to California next week.
Trong trường hợp đầu tiên, người đọc có thể thấy động từ chính trong câu là một hành động trực tiếp, cụ thể là hành động mua hàng (buy). Trong trường hợp này, “Going to” đóng vai trò như một động từ trợ giúp (helping verb) để giúp người đọc hiểu rằng câu này dùng để nói về tương lai và có thể được rút gọn xuống thành “gonna”.
Tuy nhiên, ở mẫu câu 2, “Going to” đóng vai trò là một động từ chính trong câu (vì sau nó không có thêm bất kì động từ nào khác). Khi gặp trường hợp này, độc giả sẽ không thể dùng dạng rút gọn (gonna) mà bắt buộc phải dùng dạng đầy đủ của nó là “going to”.
Trường hợp tương tự sẽ được áp dụng cho cả “have to”, “has to” và “have got to”.
Đây là 2 lưu ý quan trọng mà độc giả sẽ cần phải nắm vững vì chúng giúp cho người sử dụng tránh được việc áp dụng sai các thể rút gọn vào các tình huống nhất định cũng như sử dụng sai các điểm ngữ pháp liên quan đến các dạng rút gọn này.
Common Informal Contractions in English Communication
Gonna (going to)
Wanna (want to)
Wantsta (wants to)
Hafta (have to)
Hasta (has to)
Have/has gotta (have/has got to)
Kinda (kind of)
Gimme (give me)
Lemme (let me)
Gonna (going to)
“Gonna” là một dạng rút gọn của “going to” và được sử dụng để nói về một quyết định hoặc kế hoạch trong tương lai.
“Gonna” có cách phát âm là /ˈɡənə/.
Dưới đây là hai ví dụ cho việc luyện tập phát âm cũng như hiểu rõ hơn về cách sử dụng:
- I’m gonna buy a car.
(going to buy)
- What are you gonna eat?
(going to eat)
Wanna (want to)
Wanna là dạng rút gọn của “want to” và được dùng để diễn tả mong muốn của người nói về một việc gì đó.
Wanna có cách phát âm là /ˈwɑːnə/.
Các ví dụ:
- I wanna see a movie tonight
(want to see)
- Do you wanna come with us?
(want to come with us)
Wantsta (wants to)
Nếu như chủ từ của câu là “he”, “she”, “it” hoặc bất cứ danh từ số ít nào. Độc giả sẽ chia động từ theo những chủ từ này bằng cách thêm “s” vào động từ “want” và độc giả sẽ có “wants to”
“Wants to” có thể được rút gọn xuống thành “Wantsta” với cách phát âm là /ˈwɑːnts.tə/.
Các ví dụ:
- He wantsta leave.
(wants to leave)
- She wantsta see you
(wants to see)
Hafta (have to)
Độc giả có thể sử dụng “have to” để diễn tả một hành động bắt buộc ở hiện tại. “Have to” mang nghĩa là “phải” - (phải làm gì đó) và có dạng rút gọn là “hafta”.
Cách phát âm của từ này là /hæf.tə/
Các ví dụ:
- You hafta wait for me
(have to wait)
- We hafta pay for the meal.
(have to pay)
Hasta (has to)
Tương tự như “wants to”, “has to” sẽ được sử dụng khi chủ từ là “he”, “she”, “it” hoặc danh từ số ít và không đếm được. Thể rút gọn của “has to” là “hafta” và có phiên âm là /'hæs.tə/
Các ví dụ:
- He hasta do his homework
(has to do)
- She hasta go to work tomorrow
(has to go to work)
Have/has gotta (have/has got to)
Trong tiếng anh, “have to” và “has to” còn có thể được diễn đạt thông qua các cụm “have got to” và “has got to” mà sẽ không có bất kì thay đổi gì về mặt ngữ nghĩa. Hơn nữa, “got to” còn có thể được rút gọn xuống thành “gotta”. Từ đó, độc giả sẽ có 2 dạng rút gọn mới là “have gotta” và “has gotta”.
Cách phát âm của chúng:
- Have gotta: /hæv ˈɡɑːtə/
- Has gotta: /hæz ˈɡɑːtə/
Các ví dụ:
- You’ve gotta be kidding!
(have got to be)
- He’s gotta do his homework
(has got to do)
Kinda (kind of)
Thể rút gọn của “Kind of” là “kinda” và nó có cách phát âm là /kaɪ.ndə/.
“Kinda” (hay “kind of”) là một trạng từ và được sử dụng theo 2 cách:
- Khi được dùng với nghĩa “loại” (ví dụ: có nhiều loại bàn ghế), nó sẽ đồng nghĩa với cụm “type of”.
Vd: There’s some kinda problem with my phone
(some kind of problem)
- Khi mang nghĩa “có vẻ”, nó sẽ được dùng để bổ nghĩa cho tính từ đứng sau nó
Vd: This movie is kinda boring
(kind of boring)
Gimme (give me)
“Gimme” là thể rút gọn của “give me”. Khi được dùng trong câu, nó mang nghĩa “hãy cho tôi …” và được dùng với mục đích yêu cầu hoặc nhờ vả.
“Gimmi” có cách phát âm là /'gɪm. i/
Các ví dụ
- Could you gimme a ride home?
(give me a ride)
- Gimme a second. I’ll be right with you.
(give me a second)
Lemme (let me)
Sau khi rút gọn cụm “let me”, tác giả sẽ có “lemme”. Khi được dùng trong câu, “lemme” mang nghĩa “hãy để tôi …” và được dùng với mục đích ngỏ lời giúp đỡ.
“Lemme” có cách phát âm là /’lem.i/
Các ví dụ
- Let me help you with that (=Let me help)
- Let me know if you need anything (=Let me know)