“Tôi làm được bài tập tiếng Anh nhưng không thể nói nổi !”, “Mỗi khi đến giờ học tiếng Anh tôi không thể nghĩ được bất cứ thứ gì! “, “Mỗi lần tiết học ngoại ngữ kết thúc, tôi thấy nhẹ hết cả người”.Những câu nói như vậy không phải một điều quá xa lạ đối với những người dạy và học ngoại ngữ, và nhiều cá nhân nhận thấy có một rào cản tâm lý đang là chướng ngại vật trong quá trình học ngôn ngữ mặc dù họ hoàn toàn có nhu cầu và mong muốn được thành thạo ngoại ngữ đó.Câu hỏi được đặt ra là cụ thể điều gì đang gây ra những khó khăn này cho người học? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về Foreign Language Anxiety (sự lo lắng khi học ngoại ngữ) cũng như gợi ý cách khắc phục cho một khía cạnh của vấn đề này.
Foreign Language Anxiety:
Lo âu tính cách là kiểu lo âu kéo dài suốt đời như một đặc điểm về nhân cách. Những người có lo âu tính cách thường nhạy cảm với các kích thích, và dễ phản ứng về tâm sinh lý hơn những người khác.
Lo âu trạng thái được định nghĩa là một trạng thái cảm xúc. Spielberger (1972) giải thích rằng lo âu trạng thái là phản xạ mang tính cảm xúc cá nhân khi một người nhận thức được sự bất an đến từ một tình huống cụ thể. Tuy nhiên, những nỗi lo này là tạm thời và có thể thay đổi theo thời gian
Lo âu tình thế,theo MacIntyre & Gardner, 1991, là một dạng lo âu đặc biệt, nó gắn liền với nhiều tình huống cụ thể, các tình huống là không giống nhau, nhưng nỗi lo đi kèm là bất biến theo thời gian.
Trong phạm vi giới hạn là học tập ngôn ngữ, sự lo lắng được xếp vào loại lo âu tình thế.Lo lắng khi học ngoại ngữ (foreign language anxiety) là một tổ hợp đặc biệt về tri giác, niềm tin, tình cảm và hành vi phức tạp được sinh ra trong quá trình học ngoại ngữ. Nỗi lo này có thể xuất phát từ bất cứ bối cảnh học ngoại ngữ nào dù nó gắn với các kỹ năng tiếp nhận kiến thức chủ động (nói và viết) hay kỹ năng tiếp nhận kiến thức thụ động (đọc và nghe).
Theo (Horwitz, Horwitz and Cope 1986) lo lắng trong học tập ngoại ngữ được chia ra làm ba loại : lo lắng về giao tiếp (communication apprehension); nỗi sợ bị đánh giá tiêu cực (fear of negative evaluation) và lo lắng về thi cử (test anxiety).
Lo lắng về giao tiếp là nỗi sợ hãi và e ngại khi phải giao tiếp với mọi người. Học viên gặp vấn đề này không cảm thấy thoải mái khi phải giao tiếp với người khác bằng ngoại ngữ vì họ luôn thường trực nỗi bất an rằng kiến thức của bản thân chưa được hoàn thiện, đặc biệt là trong hai kỹ năng nghe và nói.Sợ bị đánh giá tiêu cực được định nghĩa là sự bất an khi đối diện với nhận xét từ người khác, từ đó dẫn đến sự trốn tránh những tình huống mang tính đánh giá cao. Lo lắng về thi cử là nỗi lo bắt nguồn từ việc sợ thất bại, học viên thường tự đặt ra những yêu cầu không thực tế đối với bản thân và cho rằng bất cứ kết quả nào kém hơn sự toàn diện đều là một thất bại.
Expressions of Foreign Language Anxiety
Để có thể giải quyết được tình trạng lo lắng trong việc học ngoại ngữ, việc nhận biết những dấu hiệu của chúng ở người học là điều kiện tiên quyết, các biểu hiện có thể chia ra thành hai loại như sau :
Biểu hiện sinh lý : đổ mồ hôi tay, tim đập nhanh, xuất hiện cơn đau bụng
Biểu hiện hành vi : bồn chồn không yên, dùng tay vò quần áo hoặc tóc, giọng nói thay đổi không phải do chủ ý, né tránh ánh mắt giáo viên, không tham gia các hoạt động trong giờ học
(Horwitz,Horwitz và Cope (1986))
Thậm chí mức độ tiềm thức, người học đang chống lại quá trình tiếp thu ngôn ngữ.
The Impact of Foreign Language Anxiety on Language Learning
Nhiều nghiên cứu về chứng lo lắng khi học ngoại ngữ đã được tiến hành và phương pháp tiếp cận là đa dạng, nhưng những tác động của chúng lên người học đều được chứng minh là tiêu cực.
Khả năng bày tỏ ý kiến của bản thân
Các nghiên cứu liên quan đến kỹ năng viết khi học ngoại ngữ cho thấy bài làm của những học viên mắc chứng lo âu thường có dung lượng ngắn hơn và chất lượng thấp hơn so với các học viên khác.Theo Steinberg và Horwitz,mức độ lo âu càng cao, người học càng né tránh việc vận dụng kiến thức ngoại ngữ để truyền đạt quan điểm của bản thân, nhất là khi họ thấy độ khó tăng lên.
Khả năng nói
Gặp khó khăn trong giờ học nói có lẽ là vấn đề đang được nhiều học sinh tìm sự trợ giúp nhất, theo các chuyên gia ở Đại học Texas cho biết. Đa phần học viên đều trả lời rằng họ chỉ cảm thấy tương đối thoải mái trong việc thể hiện kỹ năng nói khi đã có cơ hội được chuẩn bị kỹ càng trước đó, nhưng sẽ có xu hướng “đông cứng” nếu bị hỏi bất chợt.
Khả năng nghe
Cũng theo nghiên cứu tại Đại học Texas, những học viên mắc chứng lo âu còn gặp khó khăn trong việc phân biệt âm và cấu trúc trong ngoại ngữ.Một học viên nam thậm chí đã nói rằng anh chỉ nghe thấy tiếng ong ong bên tai mỗi khi giáo viên sử dụng ngoại ngữ.
Khả năng tập trung và ghi nhớ
Những người học mắc chứng lo âu thường xuyên gặp tình trạng biết một đơn vị kiến thức nhưng lại quên mất khi làm bài kiểm tra hoặc khi thực hành nói và viết.Bên cạnh đó,những học viên này còn thường xuyên lặp lại những lỗi đánh vần và cú pháp.Việc mắc lỗi ở những phần kiến thức cơ bản càng làm tăng cường độ lo lắng và tần suất lặp lại các lỗi này ở những lần tiếp theo.
Ảnh hưởng lên hành vi của người học
Hiện tượng học quá độ (overstudying) là khi những học viên lo lắng thái quá về kết quả học tập càng trở nên sốt sắng hơn mỗi khi bản thân mắc lỗi, để bù đắp cho điều này, họ lại cố gắng học nhiều hơn nữa. Nỗi ức chế và tức giận là điều dễ hiểu khi công sức bỏ ra không dẫn đến sự cải thiện trong điểm số.
Trong trường hợp ngược lại, học viên với chứng lo âu sẽ tránh né việc học ngoại ngữ, thậm chí bỏ các giờ học với ảo tưởng rằng điều đó sẽ làm giảm thiểu cảm giác bất an và thất vọng bên trong họ.
Tóm lại, theo Krashen, lo lắng trong học tập tác động lên việc hình thành một “bộ lọc” hiệu quả, nó khiến người học không thể tiếp nhận kiến thức đầu vào, do đó sự tiến bộ trong quá trình học ngôn ngữ là không khả thi.
Causes of Foreign Language Anxiety
Nỗi lo xuất phát từ cá nhân và các vấn đề giữa người với người
Đây là nguyên nhân được trích dẫn và đưa ra thảo luận nhiều nhất mỗi khi sự lo lắng trong việc học ngôn ngữ trở thành chủ đề nghiên cứu. Trong đó, lòng tự trọng thấp và sự cạnh tranh là hai lý do nổi bật nhất.
Theo Krashen, những cá nhân có lòng tự trọng thấp thường xuyên lo lắng các bạn học khác nghĩ gì về mình, vì vậy họ luôn cố gắng làm hài lòng mọi người xung quanh,trong khi Bailey chỉ ra rằng sự cạnh tranh không chỉ thể hiện ở việc người học so sánh bản thân với bạn học khác, mà thậm chí với hình ảnh một bản thân lý tưởng của chính họ.
Trong báo cáo của Price, các học viên với chứng lo âu tin rằng kỹ năng ngôn ngữ của họ yếu hơn so với cả lớp, rằng họ “không làm tốt một chút nào và tất cả mọi người đang coi thường họ”. Có thể thấy, những học viên này sợ bị coi là kém cỏi và bị đánh giá tiêu cực bởi các bạn học. Cụ thể, trong một nghiên cứu sử dụng thước đo mức độ lo lắng khi học ngoại ngữ (FLCAS) tại đại học Texas, độ phổ biến của những ý nghĩ như “tôi luôn nghĩ rằng người khác giỏi ngôn ngữ hơn tôi” là 38%, “tôi sợ mình không theo kịp tiến độ lớp học” (59%), “các bạn nói ngoại ngữ hay hơn tôi”(31%) và “tôi sợ mình sẽ trở thành trò cười khi sử dụng ngoại ngữ trước cả lớp” là 9%.
Nỗi lo cá nhân và các vấn đề giữa người và người còn có thể bắt nguồn từ một số nguồn khác dựa trên kiến thức lý thuyết. Guiora cho rằng bản thân việc học ngôn ngữ là một sự biến động tâm lý sâu sắc (a profoundly unsettling psychological proposition) vì nó tác động trực tiếp tới cách một cá nhân nhìn nhận bản thân cũng như thế giới xung quanh. Việc thể hiện được khả năng của bản thân một cách chính xác cũng bị hạn chế vì người học lúc này chưa có đủ kiến thức để truyền tải nội dung có chủ đích một cách chính xác mà không bị ảnh hưởng. Nhìn chung, lòng tự trọng của người học dễ bị tác động khi họ nhận thức rằng các lựa chọn giao tiếp và tính xác thực đang bị hạn chế.
Quan điểm về việc học ngôn ngữ của học viên
Những quan niệm của học viên về việc học cũng là yếu tố lớn cấu thành lên tình trạng lo lắng khi học ngoại ngữ, nghiên cứu của Horwitz chỉ ra một số quan điểm phổ biến là : 1) dành mối quan tâm lớn cho tính đúng đắn trong lời nói, 2) quá chú trọng việc phải sở hữu một accent hoàn hảo khi nói, 3) tin rằng học ngôn ngữ là dịch từ tiếng Anh sang, 4) 2 năm là khoảng thời gian đủ để thành thạo một ngoại ngữ và 5) có những người có năng khiếu học ngôn ngữ hơn người khác.
Có thể thấy những quan niệm này là không thực tế đối với người học ngoại ngữ, vì vậy việc đặt quá nhiều niềm tin vào chúng sẽ dẫn đến sự lo âu. Ví dụ, đa phần những người mới học ngoại ngữ chưa thể nói như người bản xứ, nếu họ tin rằng phát âm là yếu tố chi phối việc học ngoại ngữ thì những gì họ nhận được là sự bức bối và áp lực khi phải chạy theo một mục tiêu không có thật. Điều tương tự cũng sẽ xảy đến với những cá nhân có niềm tin rằng họ có thể thành thạo ngoại ngữ trong một khoảng thời gian nhất định. Nói cách khác, khi những niềm tin ban đầu và thực tại không thống nhất được với nhau, hậu quả kéo theo là tình trạng lo âu.
Quan điểm về việc giảng dạy ngôn ngữ của giáo viên
Một nguyên nhân khác của tình trạng lo lắng trong học ngoại ngữ là quan điểm của giáo viên, người đóng vai trò dẫn dắt. Theo Young (1991), những giảng viên nghĩ rằng nhiệm vụ của họ là sửa sai liên tục mỗi khi học viên mắc lỗi, rằng vai trò của họ giống một huấn luyện viên hơn là một người hỗ trợ,có lẽ đang góp phần tạo ra tình trạng lo lắng khi học ngoại ngữ ở người học. Bối cảnh học tập mà giáo viên tạo dựng trong các lớp học có thể tạo ra những tác động không ngờ tới lên học viên.
Tương tác giữa học viên và giáo viên
Trong phạm vi của nguyên nhân thứ tư này, việc sửa lỗi học viên quá khắt khe được cho là làm tăng cao mức độ tình trạng lo lắng. Trong nghiên cứu sử dụng thước đo mức độ lo lắng khi học ngoại ngữ được nhắc tới ở trên, các học viên liên tục bày tỏ nỗi lo về việc trả lời sai trước cả lớp và sợ rằng điều này khiến họ trông như một kẻ ngốc. Họ thường có những suy nghĩ như “ tôi sợ rằng giáo viên luôn sẵn sàng bắt lỗi tôi” , dường như những học viên này luôn cảm thấy mình đang bị kiểm tra đánh giá, vậy nên mỗi lỗi sai đều là một thất bại .Tuy nhiên, những học viên trong nghiên cứu của Koch và Terrell, Horwitz (20; 21), và Young (50) nhận thấy việc được sửa lỗi là cần thiết. Như vậy, đối với người học, trọng tâm của vấn đề không phải là sự sửa lỗi mà là cách thức sửa lỗi ,cụ thể, học viên được chỉ ra lỗi sai khi nào, với tần suất bao nhiêu và quan trọng nhất là như thế nào.
Quá trình một lớp học diễn ra
Những nỗi lo liên quan đến quá trình diễn ra của lớp học bắt nguồn chủ yếu từ việc phải nói ngoại ngữ trước một tập thể. Koch và Terrell đã tìm ra rằng hơn một nửa những học viên trong nghiên cứu của họ cảm thấy thể hiện kỹ năng nói trước lớp là hoạt động gây ra sự lo âu nhiều nhất. Một nguyên do khác là việc bị yêu cầu phản xạ và trả lời những câu hỏi ngay tại chỗ,đồng thời phải sử dụng ngoại ngữ đang học.
Các bài kiểm tra
Madsen et al chỉ ra rằng người học dễ phải đối mặt với sự lo âu khi họ dành hàng giờ để ôn tập những kiến thức được nhấn mạnh trong lớp nhưng các bài kiểm tra lại bao gồm các kiến thức khác hoặc sử dụng các loại câu hỏi mà học viên chưa có kinh nghiệm xử lý. Như vậy, trong việc đánh giá ngoại ngữ, các hình thức kiểm tra càng xa lạ, tính chất đánh giá càng cao thì mức độ lo âu của người học càng trầm trọng.
Có thể thấy, chứng lo âu khi học ngoại ngữ là một vấn đề vô cùng phức tạp, các biểu hiện và mức độ nghiêm trọng là khác nhau đối với mỗi cá nhân, vì vậy cách những giải pháp dành cho vấn đề này cũng có mức độ đa dạng tương tự.
Suggested use of positive self-talk to address personal-originating concerns
Self-talk là một thuật ngữ tâm lý học chỉ những ý nghĩ hướng đến một cá nhân, những suy nghĩ này là đa chiều và có cả tính tiêu cực và tích cực,đồng thời đóng vai trò như lời hướng dẫn hay động lực của cá nhân đó. Ví dụ khi một học viên nhận được kết quả một bài kiểm tra, những suy nghĩ như “ tạo sao mình có thể tệ đến mức này” hay “vui quá vừa đủ điểm qua môn” sẽ xuất hiện bên trong đầu họ,những lời độc thoại chỉ được phát ra và tiếp nhận bởi một cá nhân chứ không phải ai khác chính là self-talk.
Những học viên mắc chứng lo âu khi học ngôn ngữ sẽ thường xuyên đối mặt với những lời độc thoại tiêu cực về chính mình. Việc nắm bắt được xu hướng self-talk của bản thân sẽ giúp người học bắt đầu tạo ra những thay đổi tích cực tới cách nhìn nhận về mọi thứ xung quanh. Self-talk tích cực không phải là một cách thể hiện lòng tự ái hay tự lừa dối bản thân tin vào những ảo tưởng vô giá trị, mà là cách một cá nhân bày tỏ lòng trắc ẩn và sự thấu hiểu với bản thân chính mình (Jantz,2019). Ví dụ tiêu biểu cho self-talk tích cực là “lần tới mình sẽ làm tốt hơn” hay “mình chọn cách học hỏi qua lỗi lầm chứ không bị đánh gục bởi chúng”.
Như vậy, điều người viết đang hướng tới là giới thiệu cho những bạn đọc đang gặp vấn đề với tình trạng lo âu khi học ngôn ngữ cách thức chuyển đổi self-talk tiêu cực sang tích cực, và quá trình này được thực hiện thông qua các bước sau :
Recognizing self-talk within oneself
Trước khi tập cách sử dụng self-talk tích cực, mỗi cá nhân cần nhận diện được xu hướng và tần suất xuất hiện những self-talk đang có sẵn từ trước,một khi đã làm được điều này, quá trình rèn luyện tâm trí của bản thân mới có thể bắt đầu.
Self-talk tiêu cực được chia ra làm 4 loại :
Personalizing (Cá nhân hóa) : đổ lỗi cho bản thân mỗi khi điều không hay xảy ra.
Polarizing (Phân cực) : kiểu suy nghĩ chỉ có hai thái cực trái ngược nhau như đúng-sai và không có sự thỏa hiệp ở giữa.
VD : mình không hiểu được từ này nên sẽ không thể hiểu được cả đoạn văn
Magnifying (Phóng đại mọi thứ) : chỉ tập trung vào mặt tồi tệ của vấn đề
VD : câu dễ như vậy mà cũng làm sai, mình sẽ mãi mãi không tiến bộ được
Catastrophizing(Bi kịch hóa) : luôn kỳ vọng điều tồi tệ xảy ra
VD : Có vẻ mình biết đáp án nhưng nếu trả lời sai thì mọi người sẽ coi thường mình mất.
Mục đích của việc phân loại những lời nói tiêu cực như vậy là để giúp quá trình tích cực hóa diễn ra dễ dàng hơn.
Analyzing self-talk
Mỗi khi một lời tự thoại tiêu cực xuất hiện trong đầu, người học hãy cố gắng chặn ý nghĩ đó lại và tự hỏi bản thân “ điều đó có đúng không?” và tìm một dẫn chứng để phản bác lại ý kiến tiêu cực đó. Ví dụ với suy nghĩ “mình không thể nào phát âm hay như các bạn” , ý kiến phản bác có thể là “nhưng giáo viên nói mình đã tiến bộ hơn so với buổi trước”. Nếu người học tiếp tục để mặc cho những self-talk tiêu cực xuất hiện, chúng sẽ tích tụ và dần phát triển thành một dạng niềm tin và định kiến, do vậy việc chứng minh sự thiếu chính xác trong những lời nói tiêu cực là một bước vô cùng quan trọng.
Grasping emotions and drawing lessons from self-talk
Sau khi phân tích được tính đúng đắn trong những lời tự thoại,người học cần lắng nghe bản thân để nhận ra những cảm xúc thường đi kèm với những lời tự thoại tiêu cực. Sự tức giận, tủi thân hay hối hận không nên bị coi là điều gì đáng xấu hổ bởi chúng đóng vai trò báo hiệu rằng có thứ gì đó cần phải thay đổi. Do vậy, người học nên đặt câu hỏi “những suy nghĩ này đang ám chỉ điều mình cần lúc này là gì ?” Nối tiếp ví dụ được nhắc đến ở bước hai, học viên trong trường hợp này sẽ nhận ra họ cần cải thiện khả năng phát âm và tìm sự hỗ trợ từ bạn học và giáo viên hướng dẫn.
Reconstruction
After subjecting negative self-talk to the 'filters' in the above three steps, learners can begin to transform them positively. For example, 'my pronunciation is awful' can become 'I'm struggling with distinguishing vowel sounds, and I'll ask the teacher for help with this'. Another simple way is to add the phrase 'for now' to negative thoughts. For instance, 'I don't understand anything about passive voice' can change to 'for now, I don't have a clear understanding of passive voice', indicating that the issue is temporary and entirely solvable.
Enhancing positive self-talk
Once learners are accustomed to identifying and analyzing their own negative thoughts, deliberately supplementing with positive affirmations helps the subconscious mind become familiar with positive ideas. This isn't easy, especially for language learners with anxiety who are used to directing negative self-talk. Advice from positive psychology experts suggests asking questions like: 'Would I say such things to a friend?' or 'What advice would I give to a friend facing similar issues?'. Answering these questions helps learners realize that they deserve support and empathy like everyone else.
Below is a plan table of positive self-talk for readers' reference: