Khi viết tiếng Anh, người viết có thể tùy chọn nhiều cách viết khác nhau tùy thuộc vào nội dung mà họ muốn truyền tải. Để cung cấp thông tin chi tiết, giúp người đọc có hình dung rõ hơn về một sự vật, hiện tượng mà không thông qua tiếp xúc trực tiếp bằng ngũ quan, người viết thường sử dụng đoạn văn mô tả. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc có cái nhìn rõ nét hơn về Descriptive Paragraph (đoạn văn mô tả) cũng như ứng dụng của chúng khi sử dụng tiếng Anh.
Descriptive Paragraph là gì?
Ví dụ 1: Đoạn văn sau mô tả cảnh mặt trời lặn
Sunset is the time of the day when our sky meets the outer space solar winds. There are blue, pink, and purple swirls, spinning and twisting, like clouds of balloons caught in a whirlwind. The sun moves slowly to hide behind the line of horizon, while the moon races to take its place in prominence atop the night sky. People slow to a crawl, entranced, fully forgetting the deeds that must still be done. There is a coolness, a calmness, when the sun does set.
Nguồn: https://patternbasedwriting.com/elementary_writing_success/paragraph-examples/
Ví dụ 2: Đoạn văn sau mô tả quá trình tái chế các chai lọ thủy tinh
The diagram illustrates the process of recycling waste glass bottles. It is clear that there are three distinct stages in the recycling process, beginning with the collection of unused bottles and ending with the delivery of new bottles. At the first stage in the process, wasted glass bottles are gathered at a collecting point and delivered to a cleaning plant by a truck. At the second stage, glass bottles are washed in high- pressure water before being categorized according to colours which normally include clear, green and brown. After that, the bottles are sent to a glass factory where they are broken into pieces. The process continues with burning these pieces in furnaces at the temperature of 600- 800c, and then the liquid is produced. The recycled liquid glass and the new liquid glass from other sources are then shaped in a glass mould to produce new bottles. At the final stage, new bottles are transported to supermarkets where the products are ready for sale.
Nguồn: https://ieltsmaterial.com/ielts-writing-task-1-process-sample-answers/
Structure of a Descriptive Paragraph
Một Descriptive Paragraph (đoạn văn mô tả) thường có bố cục 3 phần:
Câu chủ đề thường chiếm 1-2 câu đầu, có chức năng giới thiệu về đối tượng mà đoạn văn tập trung mô tả.
Các câu tiếp theo có chức năng mô tả chi tiết về đối tượng, sự việc theo một trình tự nhất định sử dụng các từ ngữ đặc tả (tính từ, trạng từ,…).
Cuối cùng, phần kết luận được nêu ở 1-2 câu cuối đoạn có chức năng tóm lược về các đặc điểm, tính chất của đối tượng được mô tả. Người viết có thể sử dụng phần kết luận để trình bày về mối quan hệ của bản thân với sự vật, sự việc được mô tả hoặc nêu nhận xét dựa trên các đặc điểm, tính chất đã được mô tả của sự vật, sự việc.
Ví dụ:
My most valuable possession is an old, slightly warped blond guitar―the first instrument I taught myself how to play. It’s nothing fancy, just a Madeira folk guitar, all scuffed and scratched and fingerprinted. At the top is a bramble of copper-wound strings, each one hooked through the eye of a silver tuning key. The strings are stretched down a long, slim neck, its frets tarnished, the wood worn by years of fingers pressing chords and picking notes. The body of the Madeira is shaped like an enormous yellow pear, one that was slightly damaged in shipping. The blond wood has been chipped and gouged to gray, particularly where the pick guard fell off years ago. No, it’s not a beautiful instrument, but it still lets me make music, and for that I will always treasure it.
Nguồn: https://www.thoughtco.com/model-descriptive-paragraphs-1690573
Ở đoạn văn trên, câu chủ đề là câu đầu tiên được gạch chân. Trong đó, đối tượng chính là chiếc ghi-ta. Các câu văn theo sau tập trung miêu tả về đối tượng chính này theo một trình tự nhất định: đi từ những thông tin cơ bản xung quanh chiếc ghi-ta “just a Madeira folk guitar” đến các chi tiết, đặc điểm của cây đàn. Các chi tiết, đặc điểm này cũng được mô tả theo trình từ từ trên “At the top is…” xuống dưới “The body of the Madeira is shaped…”. Phần kết luận được đặt ở câu văn cuối cùng (được in đậm) có chức năng tóm lược về đối tượng – cây đàn ghi-ta, cũng như nêu nhận xét của người viết: “No, it’s not a beautiful instrument, but it still lets me make music”. Ngoài ra, cảm xúc của người viết đối với cây đàn cũng được nhắc đến trong phần kết luận “…I will always treasure it.”
Để có được một Descriptive Paragraph (đoạn văn mô tả) tốt, các yêu cầu sau nên được thỏa mãn:
Đoạn văn chỉ tập trung miêu tả một sự vật, đối tượng: Descriptive Paragraph (đoạn văn mô tả) có chức năng giúp người đọc dễ dàng hình dung về một đối tượng, sự vật nào đó. Nếu đoạn văn mô tả cùng lúc đề cập, mô tả nhiều đối tượng khác nhau, người đọc có thể nhầm lẫn và/hoặc không xác định được đối tượng chính cần hình dung qua đoạn văn. Đoạn văn lúc này sẽ thiếu trọng tâm và người đọc có thể không nắm rõ được mục đích chính của người viết.
Các chi tiết của đối tượng cần được đề cập và mô tả theo một trình tự hợp lý: Để người đọc dễ hình dung đối tượng, sự việc được mô tả, các thông tin mô tả các chi tiết của đối tượng cần được sắp xếp theo một trình tự nhất định (từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, từ khái quát đến cụ thể, từ những chi tiết nổi bật nhất đến các chi tiết phụ ít quan trọng hơn,…)
Phần kết luận phải liên quan đến câu chủ đề: Để đoạn văn mô tả có sự nhất quán giữa đầu và cuối, phần kết luận (1-2 câu cuối) nên tóm lược lại được các thông tin đã được mô tả về đối tượng chính và không nêu thêm nhiều chi tiết hay giới thiệu thêm một đối tượng mới. Ngoài ra, phần kết luận cũng nên nêu được nhận xét chung của người viết về đối tượng chính được mô tả.
Characteristics of Descriptive Paragraphs (descriptive paragraphs)
Using adjectives, adverbs to describe
Descriptive Paragraph thường sử dụng các tính từ, trạng từ có tính chất gợi tả, giúp người đọc dễ hình dung được sử vật, sự việc được mô tả. Các tính từ, trạng từ này thường được chia thành 5 loại tương ứng với nội dung mà chúng truyền tải đến 5 giác quan khác nhau của người đọc.
Ví dụ: Đoạn văn sau miêu tả về hồ Harriet. Các tính từ và trạng từ mô tả được gạch chân.
Lake Harriet is a great place to to swim and relax. In the summer, the water is warm and clean, and the beaches attract people seeking relief from a midsummer scorcher. In addition to swimming, visitors to the lake can go canoeing, sailing, windsurfing, or fishing. The blue water is a refreshing, tempting sight. The sweetscent of sun block wafts through the air from sunbathers lying on the beach. Children laugh and splash in the water, and nearby volleyball games stir passionate shouts in the heat of competition. Meanwhile lifeguards sit atop their towers and make sure everyone is safe. In the distance, sail boats catch the softbreezes that ripple Lake Harriet’s surface, and canoeists glide quietly past. This is what summer is all about!
Nguồn:https://learnamericanenglishonline.com/Write_in_English/WL11_descriptive_paragraphs.html
Using verbs with descriptive and evocative qualities
Bên cạnh việc sử dụng các tính từ, trạng từ mô tả, các động từ mang tính chất miêu tả cụ thể một hành động cũng có thể được sử dụng để người đọc dễ dàng hình dung cách mà các sự vật, sự việc hoạt động.
Ví dụ: Ở đoạn văn mô tả hồ Harriet trên:
Canoeists glide quietly past – “Những người lái ca nô lướt qua một cách bình lặng”
Ở đây, động từ “glide” mô tả rõ nét hơn cách mà những người lái ca nô di chuyển. Chỉ với động từ này, người đọc có thể hình dung một chuyển động nhanh và nhẹ nhàng.
Tương tự:
The sweetscent of sun block wafts through the air… – “Mùi hương ngọt ngào của kem chống nắng phảng phất trong không khí”
Ở đây, động từ “waft” mô tả rõ nét hơn cách mà mùi hương của kem chống nắng di chuyển trong không khí.
Using comparison and inference techniques
Một số Descriptive Paragraph (đoạn văn mô tả) trong văn học sử dụng các biện pháp so sánh và ẩn dụ để người đọc hình dung về đối tượng được mô tả một cách có chiều sâu hơn.
Ví dụ về phương pháp ẩn dụ:
Ở đoạn văn mô tả hồ Harriet trên:
Sail boats catch the softbreezes – “ Những con tàu ra khơi đón những làn gió nhẹ”
Ở câu này, động từ “catch” – “bắt lấy” được sử dụng một cách ẩn dụ để diễn đạt sự việc các con tàu “bắt lấy” gió, tương tự như việc ai đó bắt lấy một vật gì. Việc sử dụng phương pháp ẩn dụ với động từ “catch” ở đây giúp người đọc hình dung sự việc một cách rõ nét và có chiều sâu hơn.
Tương tự:
Nearby volleyball games stir passionate shouts – “Những trò chơi bóng chuyền gần đó khuấy lên những tiếng hò hét cuồng nhiệt”
Ví dụ về phương pháp so sánh:
Her heart is as hard as stone – “Trái tim cô ấy cứng rắn như sỏi đá”
The stars glitter like fairy dust being spread across the night sky. – “Những ngôi sao lấp lánh như bụi tiên được rải kháp bầu trời đêm”
Applications of Descriptive Paragraphs (descriptive paragraph)
Applying Descriptive Paragraphs to Story Writing
Một trong những yếu tố giúp một câu chuyện trở nên có sức hút và sinh động hơn với người đọc phụ thuộc vào việc người đọc có thể đặt bản thân mình vào tình huống hoặc nhân vật được khắc họa trong truyện. Để làm được điều này, người viết thường vận dụng Descriptive Paragraph (đoạn văn mô tả) để giúp người đọc có cái nhìn rõ nét hơn thông qua việc miêu tả, cung cấp thông tin liên quan đến các giác quan của người đọc – giúp người đọc phần nào “trải nghiệm” câu chuyện.
Ví dụ 1: Sử dụng đoạn văn mô tả để miêu tả một đối tượng khi viết truyện:
Standing on his hind legs, this rare andalucian stallion is fearless. His ears are turned back while his noble looking head is held high. His all black coat glistens in the late afternoon sun. His face displays a strong confidence with his nostrils flared, his veins bulging from his cheek bones, and his fiery black eyes burning holes into the souls of those who stare into them. His neck muscles are tensed and thickened with adrenalin. His black main is thrown into the wind like a flag rippling in the winds of a tornado. His muscular front legs are brought up to his chest displaying his flashing gray hooves that could crush a man’s scull with one blow. His backbone and underbelly are held almost straight up and his hind quarters are tensed. His back legs are spread apart for balance. His back hooves are pressed into the earth; therefore, his hooves cause deep gouges from the weight of his body on the soil. His black tail is held straight down and every once in a while a burst of wind catches it and then it floats down back into place like an elegant piece of silk falling from the sky. His bravery and strength are what made his breed prized as a warhorse.
Jamell Wilson, 2005
Đoạn văn trên miêu tả một chú ngựa dũng mãnh “this…stalliion is fearless”. Dù chú ngựa có thật hay không, người đọc vẫn hình dung được rất chi tiết về chú ngựa này thông qua việc sử dụng rất nhiêu ngôn từ có tính chất đặc tả và sự sắp xếp các thông tin mô tả theo trình tự hợp lí (đi từ phần đầu-thân-đuôi) trong đoạn văn.
Ví dụ 2: Sử dụng Descriptive Paragraph (đoạn văn mô tả) để miêu tả một tình huống trong truyện:
“Harry twisted his body around and saw a Grindylow, a small, horned water demon, poking out of the weeds, its long fingers clutched tightly around Harry’s leg, its pointed fangs bared – Harry stuck his webbed hand quickly inside his robes and fumbled for his wand – by the time he had grasped it, two more Grindylows had risen out of the weed, had seized handfuls of Harry’s robes, and were attempting to drag him down.” – Harry Potter and the Goblet Fire – J.K Rowling
Đây là một tình huống trong truyện Harry Potter. Các từ ngữ miêu tả hành động “ twist, poke out, clutch, stuck, fumble, grasp, seize…” trong đoạn văn này giúp người đọc hình dung rõ ràng từng hành động của nhân vật chính cũng như kẻ địch, tạo cho người đọc cảm giác như đang trực tiếp “trải nghiệm” tình huống.
Như vậy, có thể thấy người viết thường áp dụng Descriptive Paragraph có chứa các động từ đặc tả để miêu tả một tình huóng, trong khi sử dụng các tính từ đặc tả nhiều hơn khi mô tả một đối tượng, nhân vật trong truyện
Áp dụng Đoạn Mô tả vào Phần 2 của IELTS Speaking
Part 2 của phần thi IELTS Speaking thường yêu cầu thí sinh trình bày trong 2 phút về một chủ đề sau khi được phép có sự chuẩn bị trước trong 1 phút. Các chủ đề thường là một câu hỏi mô tả (về một đối tượng (người hoặc vật), một nơi chốn hoặc một tình huống). Vì vậy, thí sinh có thể vận dụng các kiến thức của đoạn văn mô tả để cải thiện phần này của phần thi IELTS Speaking. Sau đây, bài viết sẽ trình bày hai cách mà thí sinh có thể sử dụng để cải thiện phần trình bày trong IELTS Speaking part 2 dựa trên kiến thức về đoạn văn mô tả:
Tổng hợp từ ngữ mô tả từ các nguồn tài liệu
Để cải thiện kỹ năng Speaking nói chung và phần trình bày trong IELTS Speaking Part 2, người học cần có một vốn từ vựng phong phú. Đối với các câu hỏi dạng mô tả của IELTS Speaking Part 2, việc làm giàu vốn từ vựng của bản thân bằng các từ ngữ đặc tả từ Descriptive Paragraph (đoạn văn mô tả) giúp thí sinh có nhiều lợi thế ở phần này.
Ví dụ 1:
Describe a place you enjoy visiting.
Đối với câu hỏi Part 2 này, việc hiểu biết về các từ ngữ đặc tả nơi chốn (các tính từ, trạng từ đặc tả,…) là rất cần thiết. Người học có thể sưu tầm các từ vựng ở ví dụ về một đoạn văn mô tả hồ Harriet trong phần I mục 2.3 của bài viết hoặc từ các nguồn tài liệu khác có sự miêu tả về phong cảnh của một địa điểm
Ví dụ 2:
Describe a time you missed an appointment
Describe a time someone apologized to you
Describe a time when you were ill
Describe a time when you felt sleepy but had to stay awake.
Đây là các chủ đề miêu tả một tình huống có liên quan đến thí sinh. Đối với các câu hỏi mô tả tình huống trong IELTS Speaking Part 2, việc hiểu biết về các từ ngữ đặc tả, nhất là động từ đặc tả là rất cần thiết
Một điều quan trọng khi sưu tầm từ vựng qua các tài liệu là việc ghi nhớ các từ vựng. Để ghi nhớ tốt hơn, người học khi bắt gặp một từ vựng đặc tả trong Descriptive Paragraph có thể xem xét đến loại từ (động từ, tính từ, trạng từ) của từ vựng và một số cách ứng dụng của chúng qua câu văn trong đoạn văn đang đọc cũng nhau qua các ví dụ của từ vựng trên từ điển Anh – Anh. Người đọc sau đó có thể phân loại các từ ngữ đặc tả này thành các hạng mục khác nhau để dễ tiến hành ôn tập. Một số cách phân loại gợi ý gồm có: phân theo loại từ; phân theo chức năng (miêu tả con người, đồ vật, nơi chốn, tình huống). Ngoài ra, người học cũng có thể thực hiên phương pháp liên hệ từ vựng đến các sự vật, sự việc mà bản thân đã từng trải nghiệm, tiếp xúc để dễ dàng ghi nhớ các từ vựng được sưu tầm.
Tận dụng thời gian 1 phút chuẩn bị một cách hợp lý
Nhiều thí sinh thường sử dụng 1 phút chuẩn bị của phần IELTS Speaking Part 2 để viết câu trả lời cho các câu hỏi gợi ý của chủ đề. Tuy nhiên, việc trả lời các câu hỏi này có thể không giúp ích nhiều cho phần trình bày sau đó của thí sinh bởi thông thường, thí sinh không có đủ thời gian để trả lời đầy đủ, chi tiết các câu hỏi mà chỉ trả lời trực tiếp câu hỏi, điều này dẫn đến các ý trong phần trình bày có thể không được phát triển đầy đủ, chi tiết. Mặt khác, các câu trả lời cho từng câu hỏi gợi ý cũng không được liên kết với nhau, dẫn đến phần trình bày sau đó thiếu tính logic, mạch lạc mà chỉ là các nội dung, chi tiết rời rạc. Ngoài ra, các thông tin, chi tiết trực tiếp trả lời cho các câu hỏi gợi ý cũng có thể dễ dàng được nghĩ đến khi thí sinh nhìn lại các câu hỏi gợi ý.
Thay vì vậy, để tối ưu hóa thời gian một phút chuẩn bị trong IELTS Speaking Part 2, thí sinh cần thực hiện các bước sau:
Đọc kỹ và xác định yêu cầu của câu hỏi (miêu tả người, nơi chốn, tình huống…)
Tìm ra sự liên kết giữa các câu hỏi gợi ý để đưa ra bố cục cho toàn bài
Ở những đoạn cần miêu tả chi tiết, tìm ra bố cục, trình tự hợp lí để diễn đạt sự miêu tả (áp dụng bố cục của đoạn văn miêu tả)
Liệt kê ra các từ vựng đặc tả phù hợp với yêu cầu đề và sắp xếp chúng theo trình tự diễn đạt đã chọn ở bước 2.
Ví dụ:
Describe a person who taught you something important.
You should say:
Who is the individual?
What are their qualities?
What lessons did they impart?
How did you perceive them?
Các phương pháp chuẩn bị có thể thực hiện trong 1 phút:
Xác định yêu cầu: mô tả người.
Xác định kế hoạch tổ chức nội dung: người đó là ai, lần đầu tiên bạn gặp người đó là khi nào ⇒ mô tả ngoại hình, tính cách ⇒ mô tả những điều họ đã dạy bạn ⇒ mô tả cảm xúc của bạn về họ. Trong mỗi phần này, hãy suy nghĩ cách chuyển ý sử dụng các từ nối hợp lí.
Xác định cấu trúc mô tả: Ví dụ: ngoại hình. (từ bề ngoại như cách ăn mặc, dáng đi, đến các chi tiết trên khuôn mặt)
Danh sách các từ ngữ đặc trưng cho các phần mô tả ngoại hình, tính cách, mô tả những gì họ đã dạy và mô tả cảm xúc của bạn.