Tương tự như tiếng Việt và các ngôn ngữ khác, mỗi năm, hàng nghìn từ vựng mới được hình thành, liên tục cập nhật vào từ điển Anh ngữ và sử dụng rộng rãi trong đời sống thường ngày. Các từ vựng mới này được “phát minh” dựa trên nhiều mục đích và cách thức khác nhau. Một số từ vựng có thể là kết quả của việc “chơi chữ” ngẫu hứng, trong khi số khác được tạo ra với mục đích dùng để ám chỉ một sự vật, khái niệm hay hiện tượng nào đó lần đầu tiên có mặt trong lịch sử. Trong bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu đến người đọc một phương pháp tạo lập từ mới phổ biến trong Anh ngữ, Word Blending (hay còn gọi là Portmanteau), một số từ vựng thường gặp được tạo thành từ phương pháp này và cách áp dụng chúng trong giao tiếp thường ngày.
What is the Portmanteau method (blended word)?
Ví dụ: breakfast + lunch = brunch
Từ “brunch” là sự kết hợp của từ “breakfast” và “lunch”. Khoảng đầu thế kỷ 20, người ta bắt đầu có xu hướng ăn bên ngoài, vì thế, để đáp ứng nhu cầu đó, nhiều nhà hàng đã bắt đầu phục vụ một kiểu “bữa ăn sáng muộn” vào cuối tuần. Bữa ăn này được phục vụ trễ hơn giờ ăn sáng và sớm hơn giờ ăn trưa thông thường, nên họ quyết định đặt một cái tên mới để ám chỉ bữa ăn này. Từ đó, từ “brunch” được hình thành và sử dụng rộng rãi.
Some common blended words
Staycation (noun)
Stay (ở lại) + vacation (kỳ nghỉ) = staycation
“Staycation” là một kỳ nghỉ ngắn an dưỡng tại nhà, hoặc gần nhà, tạm thời gác lại các công việc cá nhân và tận hưởng thời gian thư giãn.
Ví dụ: Many people opt for a staycation as they want to make the most of their holiday.
(Nhiều người chọn “staycation” bởi vì họ muốn tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ của mình.)
Chillax (verb)
Chill out (xả hơi) + relax (thư giãn) = chillax
Chillax
“Chillax” là trạng thái thư giãn và không lo lắng hay bận tâm về điều gì. Từ này thường được dùng để trấn an ai đó khi họ đang giận dữ hoặc lo lắng,
Ví dụ: Just chillax, everything will be fine, I promise.
(“Chillax” đi nào, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi, mình hứa đó.)
Hangry (adjective)
Hungry (đói bụng) + angry (tức giận) = hangry
“Hangry” là cảm giác giận dữ hoặc khó chịu vì đang đói.
Ví dụ: I didn’t mean to be annoying. I haven’t eaten anything, so I’m just hangry.
(Mình không cố ý gây phiền toái đâu. Mình chưa ăn gì hết, nên mình mới “hangry” như vậy.)
Foe-friend (danh từ)
Friend (bạn) + enemy (kẻ thù) = frenemy
“Frenemy” là từ được dùng để chỉ một cá nhân hay tập thể nào đó bạn muốn kết thân vì điều này cần thiết hoặc có lợi cho bạn, mặc dù bạn thật sự rất ghét hoặc không thể đồng thuận với họ. Từ này có thể được hiểu đơn giản là một người mà bạn “bằng mặt nhưng không bằng lòng”.
Ví dụ: John is actually my frenemy. He seems to get on well with me but always talks about me behind my back. (John thật ra là “frenemy” của tôi. Anh ta có vẻ hoà thuận với tôi nhưng lại luôn luôn nói xấu sau lưng tôi.)
Cybercitizen (danh từ)
Internet + citizen (công dân) = netizen
“Netizen” nghĩa là cư dân mạng, hoặc những người thường xuyên sử dụng mạng internet.
Ví dụ: Citizens should be responsible for what they comment on social media.(Cư dân mạng nên chịu trách nhiệm với những gì họ bình luận trên mạng xã hội.)
“Netizen” nghĩa là cư dân mạng, hoặc những người thường xuyên sử dụng mạng internet.
Cyber manners (danh từ)
Internet + etiquette (phép lịch sự xã giao) = netiquette
“Netiquette” là phép lịch sự xã giao trên mạng giữa những cư dân mạng với nhau.
Ví dụ: It is considered poor netiquette to leave the chat room without saying goodbye.
(Rời khỏi phòng chat khi chưa chào tạm biệt được xem là thiếu phép lịch sự xã giao trên mạng)
Job enthusiast (danh từ)
Work (công việc) + alcoholic (người nghiện đồ uống chứa cồn) = workaholic
“Workaholic” nghĩa là người nghiện công việc. Ngoài “workaholic”, thành phần “-aholic” được trích từ “alcoholic” còn được sử dụng để tạo thành nhiều từ vựng khác cũng mang nghĩa “nghiện một thứ gì đó hoặc không thể dừng làm một việc nào đó”, như “shopaholic” (người nghiện mua sắm) hoặc “chocoholic” (người nghiện sô-cô-la).
Ví dụ: It’s 11 PM now and Sam is still at the office. He is such a workaholic! (Đã là 11 giờ tối rồi và Sam vẫn ở văn phòng. Anh ấy đúng là một kẻ nghiện công việc.)
Educational entertainment (danh từ)
Education (giáo dục) + entertainment (giải trí) = edutainment
“Edutainment” được sử dụng để chỉ những sản phẩm như sách, chương trình truyền hình hoặc phần mềm vi tính vừa có tính giáo dục, vừa có tính giải trí.
Ví dụ: This edutainment programme aims to impart knowledge to children in a light-hearted way. (Chương trình “chơi mà học” này nhắm đến truyền đạt kiến thức đến trẻ em một cách vui vẻ.)
Ngoài ra, động từ “edutain” cũng được sử dụng với nghĩa tương tự:Ví dụ: The software is designed to edutain children. (Phần mềm này được thiết kế để trẻ em “chơi mà học”.)
Situation comedy (danh từ)
Situation (tình huống) + comedy (hài kịch) = sitcom
“Sitcom” là từ rút gọn của “situation comedy”, là thể loại phim hài tình huống thường được phát sóng trên tivi.
Ví dụ: Modern Family is one of the most popular sitcoms on Netflix. (Modern Family là một trong số những phim hài tình huống phổ biến nhất trên Netflix.)
Ngoài “sitcom”, một số từ vựng về thể loại phim khác cũng được tạo thành từ phương pháp Word blending, ví dụ:
romcom (romance + comedy): phim hài tình cảm
dramedy (drama + comedy): phim hài kịch tính
Costume play (danh từ, động từ)
Costume (trang phục) + play (đóng vai) = cosplay
“Cosplay” là việc ăn mặc và hoá trang thành một nhân vật trong phim, truyện hoặc trò chơi điện tử. Người thực hiện “cosplay” được gọi là “cosplayer”.
Ví dụ: The term “cosplay” came to life when Japanese anime fans began dressing up as their favourite cartoon characters. (Thuật ngữ “cosplay” ra đời khi những người hâm mộ phim hoạt hình Nhật Bản bắt đầu hoá trang thành nhân vật yêu thích của họ.)
“Cosplay” là việc ăn mặc và hoá trang thành một nhân vật trong phim, truyện hoặc trò chơi điện tử.
Sporty fashion (danh từ)
Athletic (về thể thao) + leisure (giải trí) = athleisure
“Athleisure” là từ dùng để chỉ phong cách thời trang khoẻ khoắn, năng động và thoải mái, được sử dụng để tập thể thao và các hoạt động thường ngày khác như làm việc, học tập hoặc vui chơi giải trí.
Ví dụ: You’re just going to the cinema, so I guess an athleisure outfit will be suitable.
(Vì bạn sẽ chỉ đến rạp chiếu phim, nên tôi nghĩ một bộ quần áo mang phong cách “athleisure” sẽ phù hợp.)
Adorably dorky (tính từ)
Dork (kì quặc) + adorable (đáng yêu) = adorkable
“Adorkable” là từ dùng để miêu tả đặc điểm kì lạ, khó hiểu nhưng lại có chút đáng yêu và thu hút.
Ví dụ: His adorkable style makes him stand out from the others.(Phong cách “đáng yêu nhưng kì lạ” của anh ấy làm cho anh nổi bật giữa những người khác.)
Astonish (động từ)
Dumb (câm lặng) + confound (làm ngỡ ngàng) = dumbfound
“Dumbfound” là hành động khiến ai đó ngỡ ngàng đến câm lặng. Tương tự, “dumbfounded” là tính từ tương ứng, là trạng thái bối rối đến không thể nói được gì.
“Dumbfound” là hành động khiến ai đó ngỡ ngàng đến câm lặng
Ví dụ: I was dumbfounded when I told her what had happened. (Cô ấy ngỡ ngàng đến câm lặng khi tôi kể cho cô ấy chuyện gì đã xảy ra.)
Broadcast (động từ, danh từ)
television (tivi) + broadcast (phát sóng) = telecast
“Telecast” nghĩa là phát sóng trên tivi.
Ví dụ: The football match will be telecast at 8 P.M.(Trận bóng sẽ được phát sóng trên tivi vào lúc 8 giờ tối.)
Haze (danh từ)
Smoke (khói bụi) + fog (sương mù) = smog
“Smog” là một hiện tượng của ô nhiễm môi trường, xảy ra khi khói bụi tích tụ thành một lớp sương mù dày đặc.
Ví dụ: The government is making efforts to reduce smog caused by traffic fumes in big cities.
(Chính phủ đang nỗ lực giảm lượng “smog” gây ra bởi khói xe ở các thành phố lớn.)
Environmental distress (danh từ)
Environmental system (hệ sinh thái) + worry (sự lo lắng) = eco-anxiety
“Eco-anxiety” là tình trạng lo lắng về các mối đe dọa đến môi trường và hệ sinh thái như ô nhiễm và biến đổi khí hậu.
Ví dụ: Increasing awareness of climate change is causing some individuals to experience eco-anxiety. (Sự nhận thức gia tăng về biến đổi khí hậu đang khiến một số người trải qua eco-anxiety.)