Key takeaways |
---|
|
Factors Affecting Learners' Fluency in English
Từ vựng: Từ vựng hạn chế có thể làm chậm tốc độ nói của người học vì họ gặp khó khăn trong việc tìm từ phù hợp để diễn đạt.
Ngữ pháp: Sự hiểu biết kém về ngữ pháp có thể dẫn đến sự gián đoạn và sửa lại nhiều lần, ảnh hưởng tiêu cực đến độ lưu loát khi trình bày một ý tưởng cụ thể.
Phát âm: Quên phát âm có thể làm cho người nói bị gián đoạn trong giao tiếp và tốc độ nói chậm hơn bình thường.
Lo lắng và căng thẳng: Cảm giác lo lắng có thể gây do dự và tự nghi ngờ không chắc chắn về nội dung, từ vựng, ngữ pháp…, dẫn đến tốc độ nói chậm và độ lưu loát tổng thể giảm đi.
Thiếu thực hành: Nếu không luyện tập thường xuyên, người học có thể gặp khó khăn trong việc phát triển phản xạ, như không nhớ cách phát âm một từ, hay ngữ pháp không nắm chắc sẽ dùng như thế nào cho từng tình huống khác nhau.
Sự can thiệp của tiếng mẹ đẻ: Khi người học quá phụ thuộc vào ngôn ngữ đầu tiên của mình, và không tiếp xúc đủ với tiếng Anh, họ có thể gặp khó khăn trong việc xây dựng câu tiếng Anh nhanh và hiệu quả.
Khác biệt văn hóa: Người học từ các văn hóa khác nhau có thể có các quy tắc khác nhau về đối thoại và thay phiên nhau nói chuyện, điều này có thể ảnh hưởng đến độ lưu loát trong môi trường nhóm.
Tuy nhiên với các kỳ thi IELTS, yếu tố lưu loát còn bị chi phối bởi yếu tố phòng thi, người học có thể tham khảo tại đây.
Introduction to the Retelling Technique
What is the Retelling Method?
Theo Kalmback (1986) in Stoicovy (2004), Retelling là quá trình nhớ và thuật lại (tái kể lại) chi tiết những gì chúng ta đã nghe hay đọc, có thể dùng từ vựng và cấu trúc câu của tài liệu gốc và sau đó kể lại theo ngôn ngữ của người học.
Retelling technique là một phương pháp học tập có thể giúp người học ngôn ngữ tăng khả năng nhận thức, thấu hiểu, ghi nhớ thông tin về một nguồn tài liệu hay một bài học.
Phương pháp Retelling được nghiên cứu và cho thấy phương pháp này có tác động tích cực đến quá trình học ngôn ngữ cho nhiều lứa tuổi khác nhau thông qua quá trình cải thiện việc ghi nhớ và sắp xếp trật tự các thông tin từ những nguồn tài liệu.
Thêm vào đó, Brown & Cambourne (1987) đã đề cập rằng, thông qua quá trình “retelling” học sinh tiếp thu được các kiến thức, ý tưởng, phát âm, ngữ pháp, từ vựng ….từ nguồn tài liệu như một hình mẫu (model) để học theo và từ đó có thể áp dụng và phát triển cho ngôn ngữ của chính mình.
Differentiating Between Retelling and Summarizing
Retelling(tái kể lại) và summarizing (tóm tắt) đều là các phương pháp học tập giúp người học tiếng Anh hiểu và ghi nhớ kiến thức. Cả hai đều phải dựa vào tài liệu gốc và kể lại hay tóm tắt lại theo đúng trình tự.Tuy nhiên, chúng có những điểm khác biệt.
Với retelling (kể lại):
Retelling (kể lại) bao gồm tái tạo lại một câu chuyện hoặc văn bản bằng lời của người học, với mục đích truyền tải đầy đủ các chi tiết của nội dung gốc.
Mục tiêu của retelling là truyền tải thông tin một cách rõ ràng và dễ hiểu, mà không bỏ qua bất kỳ chi tiết quan trọng nào.
Retelling thường được sử dụng để giúp người học cải thiện kỹ năng nghe và nói bằng cách khuyến khích họ tương tác tích cực với tài liệu và luyện tập tự biểu đạt bằng lời của mình.
Với summarizing (tóm tắt):
Summarizing, tương tự như Retelling, yêu cầu người học tóm tắt lại nội dung của tài liệu gốc, có thể sử dụng ngôn ngữ của riêng mình.
Tuy nhiên, khác với Retelling, Summarizing yêu cầu người học tập trung vào các ý chính của tài liệu gốc.
Người học cần tìm ra những ý chính và tóm tắt chúng một cách súc tích nhất có thể. Kỹ thuật này giúp người học nâng cao kỹ năng đọc hiểu và tóm tắt của mình.
Retelling | Summarizing |
---|---|
Kể lại, thuật lại câu chuyện, nội dung theo ngôn ngữ người học | Tóm tắt những phần, sự kiện quan trọng theo ngôn ngữ người học |
Không bỏ qua bất kỳ chi tiết quan trọng nào | Tập trung vào các ý chính của tài liệu gốc |
Nâng cao kỹ năng nghe, nói, từ vựng và ngữ pháp của mình. | Nâng cao kỹ năng hiểu và tóm tắt của mình. |
Benefits of the Retelling Technique for Fluency in English
Phát triển từ vựng và ngữ pháp : Vì phương pháp này đòi hỏi người kể lại phải theo nguôn ngữ của nguồn tài liệu gốc nên lúc này người học ngôn ngữ đã trải qua bước học các từ vựng có trong tài liệu để hiểu, và nắm được các cấu trúc ngữ pháp có trong tài liệu gốc, nhờ đó từ vựng của người học ngoại ngữ cũng sẽ tăng lên đáng kể và có thể biết cách sử dụng từ vựng cũng như ngữ pháp trong đúng ngữ cảnh.
Cải thiện khả năng phản xạ Nghe-Nói: Phương pháp này đòi hỏi người học cần lắng nghe và hiểu được nguồn tài liệu hay câu chuyện trước khi tái kể lại. Quá trình này sẽ khiến người học có cơ hội tiếp xúc với những từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, phát âm hay ngữ điệu của nguôn ngữ, từ đó cải thiện kỹ năng Nghe-Nói
Cải thiện khả năng phát âm: Việc tiếp xúc với một nguồn tài liệu ở ngôn ngữ gốc, ở đây là tiếng Anh. Sẽ giúp người học tăng khả năng nhận diện âm thanh và có thể dần dần bắt chước là đọc chuẩn hơn. Cũng như phản xạ tốt hơn khi gặp những từ tương tự trong các tình huống khác
Cải thiện sự tự tin: Phương pháp Retelling cung cấp cho người học một môi trường an toàn và hỗ trợ để luyện tập kỹ năng nói mà không sợ mắc lỗi, vì người học có thẻ nói một mình hoặc với những nhóm bạn thân thiêt. Khi người học càng quen với việc kể lại câu chuyện hoặc văn bản, họ sẽ tự tin hơn trong khả năng tự biểu đạt bằng tiếng Anh.
Hiểu thêm về văn hoá và ngôn ngữ: Việc liên tục tiếp xúc với nguồn tài liệu tiếng Anh và kể lại những bối cảnh, nhân vật, câu chuyện… trọng bài cũng giúp người học đáng kể trong quá trình hiểu thêm về các bối cảnh văn hoá hay những cách diễn đạt khác với tiếng mẹ đẻ ( tiếng Việt). Từ đó ngôn ngữ của người học sẽ tự nhiên hơn và ít bị chi phối bởi ngôn ngữ mẹ đẻ.
Tăng cường trí nhớ ngắn hạn: Phương pháp Retelling yêu cầu người học phải nhớ và tổ chức thông tin từ văn bản gốc, từ đó giúp cải thiện khả năng nhớ và ghi nhớ của họ. Kỹ năng này đặc biệt quan trọng đối với người học tiếng Anh cần phải nhớ các từ vựng và quy tắc ngữ pháp mới.
Tóm lại, khi người học cải thiện đồng thời các yêu tốt trên, khả năng nói lưu loát, trôi chảy của người nói sẽ tăng rất đáng kể.
Guidance on Applying the Retelling Technique to Improve Fluency in the IELTS Speaking Test
Basic Steps to Implement the Retelling Technique
Để áp dụng phương pháp Retelling để cải thiện khả năng lưu loát trong tiếng Anh, có thể thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chọn một bài đọc hoặc một đoạn video có độ dài vừa phải và phù hợp với trình độ của mình. Để bắt đầu, nên chọn những bài đọc hoặc đoạn video đơn giản và dễ hiểu để tiếp cận dần với phương pháp. Có thể là một mẫu video chuyện ngắn, một bài báo hay mình yêu thích. (Khuyến khích chọn hình thức video)
Bước 2: Đọc hoặc xem đoạn văn bản/video vài lần để hiểu ý chính. Nếu cần, có thể dịch từ khó hoặc tìm từ điển để hiểu rõ nghĩa. Cần chắc chắn là mình để hiểu được hoàn toàn trước khi qua bước 3. Có thể thảo luận với bạn bè để làm rõ các phần chưa hiểu.
Bước 3: Bắt đầu kể lại bài đọc hoặc đoạn video đó, cố gắng kể lại nội dung bằng lời của chính mình. Lưu ý kể lại được càng chi tiết theo câu chuyện gốc càng tốt. Không nên bỏ xót các chi tiết quan trọng nào trong câu chuyện.
Bước 4: Ghi âm lại bản tóm tắt của mình, lắng nghe và đối chiếu với bản gốc để xem có bỏ xót thông tin nào quan trọng và để tự đánh giá khả năng lưu loát và cách cải thiện nếu cần.
Bước 5: Lặp lại quá trình này nhiều lần với các bài đọc hoặc đoạn video khác nhau để luyện tập và cải thiện khả năng lưu loát trong tiếng Anh.
Sau khi luyện tập và quen với phương pháp, người học có thể lựa chọn thay thế các nguồn tài liệu, video khác như các bộ phim mà mình yêu thích.
Considerations When Implementing the Retelling Technique to Ensure Fluency and Coherence
Khi Retelling ( kể lại) câu chuyện nào đó, người học cần đảm bảo có thể kể lại được các đề mục dưới đây để đảm bảo tính lưu loát và mạch lạc cho bài kể của mình. Lấy ví dụ kể lại một bộ phim ngắn thì người học cần kể lại được những yếu tố sau:
Nhân vật ( Characters): Bao gồm tên và miêu tả được hầu hết các nhân vật đặc biệt là những nhân vật chủ chốt.
Bối cảnh ( Setting): Cần nêu ra được bối cảnh xảy ra của câu chuyện đó là ở đâu( về mặt không gian) và khi nào( về mặt thời gian).
Bắt đầu: Kể lại được lúc bắt đầu câu chuyện thì những điều gì hay vấn đề gì đang xảy ra.
Diễn biến: Tiếp theo người kể cần thuật lại được quá trình cả câu chuyện đang diễn ra như thế nào.
Kết thúc: Người kể lại cần nêu ra được cái kết của câu chuyện và giải pháp trong câu chuyện (nếu có)
Ngôn ngữ: Cần kể lại theo đúng thứ tự từ đầu đến cuối. Có thể sử dụng những ngôn ngữ chỉ thứ tự(sequence) như: first, second, then, next, finally, meanwhile, after. Khuyến khích sử dụng các từ vựng, cấu trúc câu có sẵn trong video/ tài liệu
Tính chính xác: Người kể cần đảm bảo bài thuật lại của mình theo đúng các thông tin có trong bài. Không nên thêm thắt, bịa đặt các thông tin không có trong câu chuyện.
Conclusion
Nguồn tham khảo:
Hidayah, R. S. (2016). Improving Students’ Speaking Skill through Retelling Technique using Movie (A Classroom Action Research at the Eight Grade of SMP Negeri 2 Grogol in 2013/2014 Academic Year). https://publikasiilmiah.ums.ac.id/handle/11617/11282
Mai, D. T. N., & Dung, T. T. T. (2020). KEY FACTORS INFLUENCING LEARNERS’ ORAL FLUENCY IN ENGLISH SPEAKING CLASSES: A CASE AT A PUBLIC UNIVERSITY IN VIET NAM. Tạp Chí Nghiên Cứu Nước Ngoài, 36(6), 93. https://doi.org/10.25073/2525-2445/vnufs.4631
Nation, P. (1989). Improving speaking fluency. System, 17(3), 377–384. https://doi.org/10.1016/0346-251x(89)90010-9
Rachmawaty, N. (2015, August 29). DOES RETELLING TECHNIQUE IMPROVE SPEAKING FLUENCY? Rachmawaty | TEFLIN Journal. http://www.journal.teflin.org/index.php/journal/article/view/28/30
Stoutz, S. (2011). Retelling Using Different Methods. https://www.semanticscholar.org/paper/Retelling-Using-Different-Methods-Stoutz/4472c2da25850d9e213404368664a1b336b6eac830