' Trong cuộc chiến không khuất phục '
Ngay lập tức, truyền thông cánh tả lên tiếng chỉ trích Jeong và cáo buộc cô là kẻ phân biệt chủng tộc. Tình hình trở nên phức tạp hơn khi những dòng tweet này cũng được thêm vào tiểu sử của cô trên Wikipedia và đã tạo ra một cuộc chiến “đẫm máu” giữa những người tham gia biên tập. Sarah Jeong đã trở thành một phiên bản mới, tàn nhẫn và mang tính chính trị hơn so với những cuộc chiến trước đó trên Wikipedia về trò đảo ngược, nguồn gốc của bánh hummus hoặc Nikola Tesla.
' Đến nỗi tranh cãi về nguyên tắc hoạt động '
Trong một cuộc tranh luận đúng đắn, các quy định này sẽ được áp dụng để quyết định liệu một nội dung nên xuất hiện trên trang thông tin về Thụy Điển, về bánh rán vòng hay tại tiểu sử của một ai đó. Trong trường hợp này, cuộc tranh cãi về Sarah Jeong đã trở thành cuộc chiến của những kẻ giấu mặt về việc có hay không ghi nhận sự tồn tại của các dòng tweet trên.
Một số biên tập viên cho rằng Wikipedia không nên hoạt động giống như một trang tin điện tử, cố gắng cập nhật các diễn biến hàng giây. Trong khi đó, những người khác lại chỉ ra rằng vẫn có nhiều nguồn tin đáng tin cậy – trong đó có tiêu chuẩn vàng của cộng đồng Wiki là BBC – vẫn đưa tin về các dòng tweet của Jeong. Cuộc tranh luận về vấn đề nóng này đã kéo dài hàng ngày trên trang thảo luận. Cộng đồng cũng tranh cãi về việc liệu nên gọi những dòng tweet đó là phân biệt chủng tộc hay sử dụng những từ ngữ nhẹ nhàng hơn (“kích động” chẳng hạn). Cuối cùng, sau hàng trăm tin nhắn và đề xuất, một kết luận tạm thời cũng được đưa ra và công bố như dưới đây:
Tháng 8/2018, Jeong được nhận vào ban biên tập của The New York Times và sẽ bắt đầu công việc từ đầu tháng 9 với tư cách một trong những nhà bình luận hàng đầu về công nghệ. Quyết định này đã gây ra sự phản ứng dữ dội trên truyền thông và mạng xã hội, xoay quanh các dòng tweet của Jeong về người da trắng (chủ yếu vào năm 2013 và 2014). Những người chỉ trích cho rằng các phát ngôn này là phân biệt chủng tộc, trong khi Jeong cho rằng đó chỉ là sự “trả đũa” một cách hài hước sau những trải nghiệm của chính cô về kỳ thị. The Times lên tiếng rằng họ đã xem xét lịch sử hoạt động mạng xã hội của Sarah Jeong trước khi đưa ra quyết định tuyển dụng, và họ không chấp nhận những phát ngôn này.
' Và một vị thế mới của cuốn bách khoa toàn thư trực tuyến '
Wikipedia ra đời khi website vẫn còn là một điều gì đó lạ lẫm và gặp nhiều nghi ngờ từ xã hội. Ý tưởng về việc một nhóm người không rõ danh tính có thể tạo ra một cuốn bách khoa toàn thư tốt hơn cả đội ngũ các chuyên gia đã nghe có vẻ điên rồ và quái lạ. Bất chấp những phản ứng tiêu cực, dự án vẫn tiếp tục với niềm tin mãnh liệt vào “trí tuệ của đám đông” – cụm từ mà lúc ấy không ai dám tin khi nói đến internet.
Và đột ngột, thành công đã đến! Hơn 10,000 người đã cùng nhau tham gia chỉnh sửa. Độ tin cậy của các bài viết cũng ngày càng tăng. Google và cộng đồng người dùng đã bắt đầu ưa chuộng các liên kết từ Wikipedia hơn các nguồn thông tin khác. Đó là minh chứng cho việc một dự án tri thức có thể phát triển ra sao chỉ bằng niềm tin và nỗ lực của từng cá nhân, bất kể việc chỉ được tổ chức một cách phi tập trung. Hiện nay, Wikipedia đã và đang trở thành một thánh đường trực tuyến.
Nó được xây dựng trên một nền tảng đã phải đối mặt với internet đầy phong cách và tập trung vào những yếu tố phá hoại. Nhưng nó vẫn tồn tại, không bị phá hủy, mà ngược lại, trở thành nơi tập trung hiểu biết của con người về mọi diễn biến trên thế giới.
Nhìn vào vị trí của Wikipedia trong hầu hết các kết quả tìm kiếm trên internet, có thể thấy cuốn bách khoa toàn thư này đã trở thành điểm đến mặc định mỗi khi cần tìm hiểu thông tin về bất kỳ cá nhân hoặc sự kiện nào. Khi chiến thắng trong cuộc chiến biên tập trên Wikipedia ngày hôm nay, bạn đã góp phần hình thành thế giới của ngày mai. Nếu những dòng tweet của Jeong được đăng tải và Wikipedia gọi cô ấy là “kẻ phân biệt chủng tộc”, biệt danh đó sẽ xuất hiện trong cuốn tiểu sử trực tuyến nổi tiếng nhất của cô, theo suốt quãng đời còn lại.
Các cuộc đấu biên tập trên diễn đàn thảo luận của Wikipedia đã tồn tại từ khi trang web này còn ở giai đoạn ban đầu. Lúc đó, hậu quả của chúng có lẽ không quá lớn. Nhưng khi phần lớn phương tiện truyền thông mất đi tính trung lập, tôn chỉ của Wikipedia về tính khách quan đã trở thành yếu tố chính dẫn đến sự thành công rực rỡ. Wikipedia hiện nay đóng vai trò như một trọng tài của sự thật, là nơi trú ẩn của thời đại công nghệ số, bất chấp sự đe dọa từ các lực lượng ngầm trong ngành truyền thông.
Theo The Atlantic
Vân Anh (phiên dịch)