Tuy nhiên, theo trải nghiệm cá nhân của tôi, cả độ chính xác và tần số gửi tín hiệu về máy tính đều ổn định hơn ở polling rate 2000 Hz. Ví dụ, ở DPI được thiết lập ở ngưỡng 1600, sai số nhận tín hiệu ở mức có thể chấp nhận được khi chơi game FPS và tương đối ổn định, đặc biệt khi pin còn trên 10%:
Ở polling rate 4000, xung quanh có thêm vài thiết bị khác như dongle của bàn phím, chuột và tai nghe không dây, cộng thêm cách MCU Nordic vận hành trên mẫu chuột này, độ chính xác của cảm biến và tín hiệu gửi về máy tính bị ảnh hưởng khá nhiều:
Hiện nay, Beast X của WLMouse đang được bán trên thị trường Việt Nam với giá khoảng 3 triệu đồng. Theo quan điểm của cá nhân tôi, nếu bạn đam mê công nghệ mới, thì trọng lượng chỉ 39 gram cùng trải nghiệm game ấn tượng khi cảm giác như đang di chuyển tay trong không gian vì chuột rất nhẹ là điều mà anh em chơi gaming gear nên thử.
Tuy nhiên, nếu đặt nó trong hệ thống so sánh với chuột gaming không dây cao cấp, thì việc sở hữu trọng lượng chưa đầy 40 gram của Beast X có thể gây khó khăn về lâu dài. Thứ nhất là thời lượng pin như đã đề cập. Thứ hai là thiết kế cạnh hông, không có grip tape cầm rất khó thoải mái. Và vấn đề thứ ba là cách WLMouse ứng dụng polling rate trên 1000Hz vẫn chưa thực sự hoàn hảo.
Mình có thể khẳng định rằng, Beast X sẽ tạo ra hai chiều hướng khác nhau trong cộng đồng gamer yêu thích đồ chơi game cao cấp. Hoặc người sở hữu chú chuột này sẽ cực kỳ yêu thích sản phẩm độc đáo này, vì lớp vỏ magnesium bền và nhẹ như lời hứa của hãng, khi họ giới thiệu Beast X lần đầu tiên hơn nửa năm trước. Đồng thời, những yếu tố như switch quang học của Omron, một điểm cộng khác ngoài trọng lượng và độ bền.
Tuy nhiên, ở phía ngược lại hoàn toàn, thì những vấn đề vẫn tồn tại trong thiết kế, từ cạnh hông, hai nút phụ sườn trái có thiết kế hơi nhỏ, vị trí chưa hoàn hảo, và quan trọng nhất là hết pin khá nhanh. Beast X khá giống nhiều mẫu chuột gaming khác trên thị trường, sẵn sàng đánh đổi vài khía cạnh công năng để tạo ra những thông số thực sự gây sốc cho thị trường.