Đứng là một trong những giai đoạn phát triển rất quan trọng của trẻ. Đến một số tháng tuổi nhất định, trẻ phải đạt được các kỹ năng vận động như bò, lăn, đứng, đi, chạy. Tuy nhiên, không phải tất cả các bé đều biết đứng vào cùng thời điểm. Cùng Mytour tìm hiểu ngay thời điểm bé tự đứng được cũng như cách để khuyến khích trẻ thực hành kỹ năng này nhé!
Thời điểm trẻ sẵn sàng để tập đứng
Trước khi có thể giữ thăng bằng và tự đứng được thì trẻ sẽ phải đạt được một số kỹ năng vận động, ví dụ như ngồi và bò. Trẻ cần có giai đoạn chuẩn bị nhằm phát triển sức mạnh cơ bắp cũng như phối hợp tay chân để có thể kéo người đứng dậy.
Một số kỹ năng vận động thô cần thiết ở từng độ tuổi của trẻ bao gồm:
- Trẻ từ 4 - 6 tháng có thể lật người nằm sấp và tự lật trở lại mà không cần sự giúp đỡ của người lớn.
Khi biết bò, trẻ sẽ sẵn sàng tập đứng.
Khi đã ngồi vững và bé biết bò, đây là thời điểm bé sẽ tập kỹ năng đứng lên. Cũng có những dấu hiệu khác cho thấy bé đã sẵn sàng cho kỹ năng đứng như: cố gắng vươn tới những vật cao hơn khi đang ngồi trên sàn, cố gắng kéo người lên để đứng thẳng, và chân bé chịu được trọng lượng của toàn bộ cơ thể.
- Khi biết bò, trẻ sẽ sẵn sàng tập đứng.
Mốc thời gian thực hành kỹ năng đứng của trẻ
Theo CDC, trẻ học cách đứng từ 8 - 12 tháng và đạt được kỹ năng tự đứng từ 12 - 18 tháng. Mốc thời gian này trải qua từng giai đoạn, và một số điểm quan trọng mà cha mẹ cần lưu ý bao gồm:
- Từ 6 – 8 tháng, trẻ có thể đứng khi được người lớn giữ nách hoặc thân người. Tuy nhiên, do chân còn yếu nên trẻ không thể dồn trọng lượng cơ thể lên chân.
Từ 12 - 17 tháng, đây là độ tuổi trẻ bắt đầu chập chững biết đi. Trẻ có thể đứng và di chuyển chậm, tay vẫn cần vịn vào vật khác. Ở giai đoạn này, trẻ vẫn chưa thể đi nhiều và đứng lâu nên cha mẹ cần từ từ dạy bé tập đi.
Sự phát triển ở mỗi đứa trẻ luôn có sự khác nhau, vì vậy trẻ có thể đạt được những cột mốc này ở thời điểm khác nhau. Bố mẹ không cần lo lắng nếu kỹ năng vận động của bé không đồng đều với các bạn cùng tuổi. Nếu nghi ngờ về sự chậm phát triển, bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để được khám.
Bài viết liên quan: Những điều ba mẹ cần biết về phát triển của kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
Dấu hiệu chậm phát triển ở trẻ nhỏ
Như đã nói, kỹ năng đứng đòi hỏi sự kết hợp với nhiều kỹ năng vận động khác ở trẻ. Tuy nhiên, một số bé không thể đạt được các kỹ năng này ở những giai đoạn phát triển quan trọng. Vì thế, bố mẹ cần hiểu thêm về dấu hiệu cho thấy sự chậm phát triển của trẻ:
- Trẻ 9 tháng không thể ngồi vững mà cần sự hỗ trợ. Trẻ được giữ nhưng không tự đứng được dù chỉ trong vài giây.
Bé có những dấu hiệu trên có thể đang bị chậm phát triển. Bố mẹ cần đưa bé đến bác sĩ và can thiệp sớm để có thể chẩn đoán cũng như điều trị kịp thời.
Một số trẻ có thể chậm phát triển.
Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói qua từng giai đoạn và mẹo chữ hiệu quả
Hầu hết trẻ nhỏ có thể đạt được các kỹ năng vận động trong quá trình phát triển một cách thuận tiện. Tuy nhiên, nếu bé “lười” học đứng, bố mẹ có thể giúp bé tập thể dục cũng như có những mẹo nhỏ để giúp trẻ thực hành kỹ năng này.
- Để phát triển và tăng sức chịu đựng của các cơ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 4 tháng tuổi nên được tập nằm sấp. Điều này cũng giúp bé nhanh chóng biết lật và thực hiện nhiều kỹ năng vận động khác sau này. Bố mẹ có thể cho trẻ nằm sấp nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng 5 phút. Khi trẻ lớn hơn và tự lật được, bố mẹ có thể để trẻ nằm sấp lâu hơn.
- Khi trẻ được 6 tháng tuổi, bố mẹ có thể bế trẻ đứng lên và để chân trẻ chạm sàn. Để trẻ tự dồn trọng lượng cơ thể lên chân cũng là một bài tập khá tốt để phát triển cơ và xương.
- Trẻ nhỏ có thể tự học đứng từ giai đoạn 9 tháng tuổi. Bố mẹ có thể đặt đồ chơi của trẻ lên những vị trí cao hơn và để trẻ tự tìm cách lấy. Chú ý nên sử dụng những chiếc bàn, ghế có độ ổn định và chắc chắn, an toàn với bé.
Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ đứng lên.
- Một số trò chơi như đưa đồ chơi lên cao và hướng dẫn trẻ đứng lên để lấy sẽ rất hữu ích. Bố mẹ có thể đỡ trẻ trong một khoảng thời gian ngắn và thả tay ra để giúp trẻ có thể tự đứng. Dần dần, trẻ sẽ không còn cần người hỗ trợ.
- Những chiếc xe tròn có thể giúp bé học cách đứng. Thậm chí, nếu bé chưa thể đứng vững thì phần lưới đỡ mông cũng sẽ giúp bé không bị ngã xuống sàn. Nhưng khi sử dụng loại xe này, bạn đừng quên chú ý rào chắn an toàn cho bé.
Kết luận
Có nhiều hoạt động mà bố mẹ có thể thực hiện để giúp trẻ tập đứng và tập đi hiệu quả. Quan trọng nhất, bố mẹ cần hiểu nhu cầu và sức khỏe của con để khuyến khích trẻ đúng lúc. Đừng ép buộc nếu con vẫn chưa đạt được kỹ năng đứng khi đến tuổi.
Đối với bé có dấu hiệu chậm phát triển như đã nêu, bố mẹ đừng quên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ xác định nguyên nhân và hướng dẫn các bài tập phù hợp.
Thu Phương tổng hợp từ momjunction