Phân Tích Thống Kê Là Bước Quan Trọng Trong Kiểm Định Giả Thuyết Thống Kê. Độ Tin Cậy Thống Kê Được Đo Bằng Giá Trị p - Cho Thấy Khả Năng Của Kết Quả Quan Sát Khi Một Giả Thuyết Cụ Thể (Giả Thuyết Không) Đúng. Nếu Giá Trị p Nhỏ Hơn Ngưỡng Ý Nghĩa (Thường Là 0,05), Kết Quả Có Đủ Bằng Chứng Để Bác Bỏ Giả Thuyết Không Và Chấp Nhận Giả Thuyết Nghịch. Bằng Cách Sử Dụng Kiểm Định t Đơn Giản, Bạn Có Thể Tính Toán Giá Trị p Và Xác Định Sự Khác Biệt Giữa Hai Nhóm Dữ Liệu Khác Nhau.
Bước
Thiết Lập Thực Nghiệm Của Bạn

Xác Định Giả Thuyết Của Bạn. Đầu Tiên Trong Việc Đánh Giá Ý Nghĩa Thống Kê Là Xác Định Câu Hỏi Cần Trả Lời Và Tuyên Bố Giả Thuyết. Giả Thuyết Là Một Tuyên Bố Về Số Liệu Thực Nghiệm Và Sự Khác Biệt Có Thể Xuất Hiện Trong Tổng Thể. Mỗi Thực Nghiệm Đều Có Một Giả Thuyết Không Và Một Giả Thuyết Nghịch. Nói Một Cách Tổng Quát, Bạn Sẽ So Sánh Hai Nhóm Để Thấy Xem Chúng Có Giống Nhau Hay Khác Nhau.
- Nhìn Chung, Giả Thuyết Không (H0) Khẳng Định Rằng Không Có Sự Khác Biệt Giữa Hai Nhóm Số Liệu. Ví Dụ: Sinh Viên Đọc Tài Liệu Trước Khi Đến Lớp Không Đạt Điểm Cuối Khoá Tốt Hơn.
- Giả Thuyết Nghịch (Ha) Trái Ngược Với Giả Thuyết Không Và Là Tuyên Bố Mà Bạn Đang Cố Hậu Thuẫn Bằng Số Liệu Thực Nghiệm. Ví Dụ: Sinh Viên Đọc Tài Liệu Trước Khi Đến Lớp Thực Sự Đạt Điểm Cuối Khoá Tốt Hơn.

Chọn Ngưỡng Ý Nghĩa Thích Hợp Mức Ý Nghĩa (còn Gọi Là Alpha) Là Ngưỡng Mà Bạn Chọn Để Quyết Định Ý Nghĩa. Nếu Giá Trị p Nhỏ Hơn Hoặc Bằng Mức Ý Nghĩa Đã Chọn, Số Liệu Sẽ Được Coi Là Có Ý Nghĩa Thống Kê.
- Theo Quy Tắc Chung, Mức Ý Nghĩa Thường Được Chọn Ở Mức 0,05 - Nghĩa Là Khả Năng Kết Quả Quan Sát Sự Khác Biệt Chỉ Là Ngẫu Nhiên Là 5%.
- Mức Tin Cậy Càng Cao (Và Do Đó, Giá Trị p Càng Thấp), Kết Quả Càng Có Ý Nghĩa.
- Nếu Đòi Hỏi Số Liệu Một Độ Tin Cậy Cao Hơn, Hãy Hạ Giá Trị p Xuống 0,01. Giá Trị p Thấp Thường Được Dùng Trong Sản Xuất Để Phát Hiện Lỗi Của Sản Phẩm. Độ Tin Cậy Cao Rất Quan Trọng Để Chấp Nhận Rằng Mọi Phần Sẽ Hoạt Động Đúng Như Chức Năng Thiết Kế Của Chúng.
- Với Hầu Hết Thực Nghiệm Dựa Trên Giả Thuyết, Mức Ý Nghĩa 0,05 Là Chấp Nhận Được.

Quyết Định Dùng Kiểm Định Một Đầu Hay Kiểm Định Hai Đầu. Một Trong Những Giả Định Của Kiểm Định t Là Dữ Liệu Của Bạn Đang Có Phân Phối Chuẩn. Phân Phối Chuẩn Sẽ Hình Thành Đường Cong Hình Chuông Với Đa Số Quan Sát Nằm Ở Giữa. Kiểm Định t Là Một Kiểm Định Toán Học Được Tiến Hành Để Kiểm Tra Liệu Số Liệu Của Bạn Có Nằm Ở Phần Ngoài Của Phân Phối Chuẩn, Trên Hoặc Dưới, Trong Phần “Đầu” Của Đường Cong.
- Nếu Không Chắc Liệu Số Liệu Có Nằm Trên Hay Dưới Nhóm Kiểm Soát, Hãy Dùng Kiểm Định Hai Đầu. Nó Cho Phép Bạn Kiểm Tra Mức Ý Nghĩa Ở Cả Hai Hướng.
- Nếu Biết Đâu Là Hướng Kỳ Vọng Của Số Liệu, Hãy Dùng Kiểm Định Một Đầu. Trong Ví Dụ Kể Trên, Bạn Kỳ Vọng Rằng Điểm Của Sinh Viên Sẽ Được Cải Thiện. Do Đó, Bạn Dùng Kiểm Định Một Đầu.

Quyết Định Kích Thước Mẫu Với Phân Tích Lực Lượng. Lực Lượng Của Một Phép Kiểm Định Là Khả Năng Quan Sát Kết Quả Được Kỳ Vọng Với Một Kích Thước Mẫu Cho Trước. Ngưỡng Phổ Biến Cho Lực Lượng (Hay β) Là 80%. Phân Tích Lực Lượng Có Thể Tương Đối Phức Tạp Nếu Không Có Một Vài Dữ Liệu Sơ Bộ Bởi Bạn Cần Một Số Thông Tin Về Giá Trị Trung Bình Kỳ Vọng Giữa Các Nhóm Và Độ Lệch Chuẩn Của Chúng. Hãy Sử Dụng Công Cụ Phân Tích Lực Lượng Trực Tuyến Để Xác Định Kích Cỡ Mẫu Tối Ưu Dành Cho Số Liệu Của Bạn.
- Các Nhà Nghiên Cứu Thường Thực Hiện Một Nghiên Cứu Tiền Đề Nhỏ Để Có Thông Tin Cho Phân Tích Lực Lượng Và Quyết Định Kích Thước Mẫu Cần Thiết Cho Nghiên Cứu Lớn Và Toàn Diện.
- Nếu Không Có Phương Tiện Để Thực Hiện Nghiên Cứu Tiền Đề Phức Tạp, Hãy Ước Tính Giá Trị Trung Bình Khả Thi Dựa Trên Việc Đọc Các Bài Viết Và Nghiên Cứu Mà Các Cá Nhân Khác Có Thể Đã Thực Hiện. Nó Có Thể Cho Bạn Một Khởi Đầu Tốt Để Xác Định Kích Thước Mẫu.
Tính Độ Lệch Chuẩn

Xác Định Công Thức Độ Lệch Chuẩn. Độ Lệch Chuẩn Đo Lường Mức Phân Tán Của Dữ Liệu. Nó Cho Bạn Thông Tin Về Tính Đồng Nhất Của Mỗi Điểm Dữ Liệu Trong Mẫu. Khi Mới Làm Quen, Phương Trình Có Thể Trông Khá Phức Tạp. Thế Nhưng, Những Bước Dưới Đây Sẽ Giúp Bạn Dễ Dàng Nắm Rõ Quy Trình Tính Toán. Công Thức Là s = √∑((xi – µ)2/(N – 1)).
- s Là Độ Lệch Chuẩn.
- ∑ Biểu Thị Bạn Sẽ Phải Cộng Tất Cả Các Quan Sát Được Thu Thập.
- xi Đại Diện Mỗi Giá Trị Dữ Liệu Của Bạn.
- µ Là Giá Trị Trung Bình Của Dữ Liệu Từng Nhóm.
- N Là Tổng Số Quan Sát.

Tính Trung Bình Số Liệu Quan Sát ở Mỗi Nhóm. Giá Trị Trung Bình Của Nhóm Được Tính Bằng Cách Cộng Tất Cả Các Quan Sát và Chia Cho Tổng Số Quan Sát.
- Ví Dụ: Trong Trường Hợp 5 Điểm Dữ Liệu: 90, 91, 85, 83 và 94.
- Điểm Trung Bình Của Nhóm Là 88,6.

Lấy Từng Giá Trị Quan Sát Trừ Đi Trung Bình. Bạn Sẽ Lấy Mỗi Giá Trị Quan Sát Trừ Đi Giá Trị Trung Bình Để Tính Toán Tiếp.
- Giá Trị Tính Được Là 1,4; 2,4; -3,6; -5,6 và 5,4.

Bình Phương Những Hiệu Trên và Cộng Lại. Mỗi Giá Trị Mới Được Bình Phương và Cộng Lại để Tính Tổng.
- Trong Ví Dụ Đang Xét, Tổng Của Các Kết Quả Bình Phương Là 81,2.

Chia Cho Tổng Số Quan Sát Đã Trừ Đi 1. Tổng Số Quan Sát Trừ 1 Được Sử Dụng Để Bù Trừ Trong Quá Trình Tính Toán.
- Chia: 81,2/4 = 20,3

Lấy Căn Bậc Hai. Sau Khi Chia Cho Số Quan Sát Trừ 1, Lấy Căn Bậc Hai Của Kết Quả.
- Với Ví Dụ Trên, Độ Lệch Chuẩn Là: s =√20,3 = 4,51.
Xác Định Ý Nghĩa Thống Kê

Tính Phương Sai Giữa Hai Nhóm Quan Sát Của Bạn. Phương Sai Là: sd = 3,29.

Tính Giá Trị Thống Kê t Của Dữ Liệu. Giá Trị Thống Kê t Là: t = 2,61.

Xác Định Bậc Tự Do Của Mẫu. Bậc Tự Do Là 8.

Dùng Bảng t Để Đánh Giá Mức Ý Nghĩa. Giá Trị p Cho Kiểm Định Một Đầu: p Nằm Giữa 0,01 và 0,025.

Cân Nhắc Tiến Hành Nghiên Cứu Tiếp Theo. Thực Hiện Nghiên Cứu Khác Với Nhiều Giá Trị Đo Lường Hơn Sẽ Nâng Cao Độ Tự Tin Với Kết Luận Của Bạn.
Lời Khuyên
- Thống Kê Là Một Lĩnh Vực Lớn Và Phức Tạp.
Cảnh Báo
- Phân Tích Này Tập Trung Vào Kiểm Định t Để Kiểm Tra Sự Khác Biệt Giữa Hai Tổng Thể Phân Phối Chuẩn.