Việc xây dựng luận điểm mạch lạc và thuyết phục đang là một trong những thách thức quan trọng nhất của bài thi và là rào cản lớn nhất khiến các thí sinh luôn bị kẹt ở một band điểm nhất định mà không thể bứt phá được. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số kỹ thuật và chiến lược để viết một luận điểm đầy sức mạnh và hiệu quả trong IELTS Writing Task 2.
Key takeaways |
---|
1. Xây dựng luận điểm rõ ràng giúp thí sinh chinh phục band điểm cao ở những tiêu chí “Task Response” và “Cohesion & Coherence” 2. Các bước xây dựng luận điểm với tư duy viết “Cause and Effect”
3. Các cấu trúc tạo sự liên kế cho hệ thống luận điểm
4. Phrasal verb miêu tả Nguyên nhân - Kết quả
5. Những lưu ý khi xây dựng luận điểm với Nguyên nhân - Kết quả
|
Tại sao cần phát triển lập luận một cách hiệu quả và rõ ràng?
Nếu không có một hệ thống luận điểm chặt chẽ, bài viết có thể trở nên mơ hồ và thiếu tính thuyết phục, qua đó khiến người viết mất nhiều điểm số ở 2 tiêu chí “Task Response” và “Coherence & Cohesion”.
Tầm quan trọng của việc phát triển lập luận trong Task Response
Task Response là một trong những tiêu chí then chốt đóng góp 25% số điểm cuối cùng của bài thi, song tiêu chí này thường bị người học vô tình bỏ qua hoặc chưa tìm hiểu kỹ và đưa ra các giải pháp phù hợp xuyên suốt quá trình học tập.
Task Response hay còn được hiểu là đáp ứng yêu cầu của đề bài, điều này đồng nghĩa với việc người viết phải đưa ra những quan điểm nhằm trả lời chung cho các câu hỏi của đề bài và trên hết là xây dựng hệ thống luận điểm thuyết phục nhằm chứng minh cho quan điểm của mình.
Tầm quan trọng của việc xây dựng lập luận trong Coherence & Cohesion
Coherence & Cohesion được hiểu là sự liên kết logic giữa các ý tưởng trong văn bản và sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn, giúp cho người đọc có thể dễ dàng theo dõi và hiểu được ý tưởng mà tác giả muốn truyền tải.
Khi xây dựng luận điểm, tác giả thường phải sắp xếp các ý tưởng và argument theo một cách có hệ thống và vô cùng rõ ràng.
Do đó, việc xây dựng luận điểm tốt cải thiện đáng kể tiêu chí Coherence & Cohesion trong bài viết, giúp tăng tính logic và sự liên kết giữa các ý tưởng trong bài.
Xây dựng lập luận với quan hệ “Nguyên nhân - Kết quả” trong IELTS Writing Task 2
Hãy cùng xét ví dụ sau để hiểu thêm về mối quan hệ này trong việc xây dựng luận điểm của bài viết:
“I believe overpopulation is one of the biggest problems to society nowadays as this means that there will be a lack of available accommodation for new babies. In turn, this may lead to urban sprawl and the destruction of natural habitats to make way for new housing developments.”
Ở đây, người viết đang muốn xây dựng một hệ thống luận điểm chứng minh cho nhận định của mình đó là “Overpopulation is one of the biggest problems”.
Để chứng minh cho người đọc, đoạn văn trên đã sử dụng mỗi quan hệ nguyên nhân - kết quả liên kết các nội dung với nhau.
Người viết đưa ra một chuỗi các hẫu quả của “Overpopulation - Dân số thừa” bắt đầu từ việc “a lack of available accommodation for new babies - Thiếu nhà ở cho trẻ sơ sinh” cho đến “destruction of natural habitats to make way for new housing developments - Phá hủy môi trường thiên nhiên để xây dựng nhà ở mới”.
Tất cả đều đi theo hiệu ứng Domino (Nội dung 1 => Nội dụng 2 => Nội dung 3) giúp người đọc thấy được ảnh hưởng quy mô lớn và mối quan hệ mật thiết giữa các luận cứ chứng minh cho quan điểm của mình.
Một cách ngắn gọn, người đọc hoàn toàn theo dõi được toàn bộ quá trình tác giả chứng minh và giải thích cho luận điểm của mình với một trình tự vô cùng logic và rõ ràng như sau:
“Overpopulation => A lack of accommodation for new babies => Destruction of natural habitats to make new way for new housing developments”
Các bước phát triển lập luận Writing Task 2 sử dụng mối quan hệ “Nguyên nhân - Kết quả”
Bước 1: Xác định và liệt kê các nguyên nhân có thể xảy ra
Để xác định nguyên nhân, thí sinh cần tìm ra một sự kiện hoặc hành động nào đó đã xảy ra. Đây là yếu tố gốc, gốc rễ, hoặc nguyên nhân cụ thể dẫn đến kết quả.
Các bạn đọc có thể tham khảo qua mô hình PESTEL giúp quá trình đặt vấn đề và tìm nguyên nhân nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Ví dụ: Như ở đề trên, hãy cùng liệt kê những nguyên nhân cho việc “Advertisements are becoming more and more common” - “Quảng cáo xuất hiện nhiều hơn trong cuộc sống thời nay” trước khi xây dựng hệ thống luận điểm xoay quanh chủ đề này.
Một số nguyên nhân có thể kể đến như:
Bước 2: Xác định kết quả/ hậu quả
Kết quả là thứ xảy ra do nguyên nhân đã đưa ra. Đây là hậu quả hoặc tác động của nguyên nhân đó. Người viết có thể liệt kê những hậu quả mang tích tiêu cực và những kết quả có lợi từ chủ đề đưa ra
Từ việc xét các yếu tố trong mô hình PESTEL, ta có thể thu được một số kết quả có lợi:
Giúp người tiêu dùng tìm ra các sản phẩm và dịch vụ mới nhằm cải thiện cuộc sống của họ.
Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn và dễ dàng tìm ra sản phẩm và dịch vụ phù hợp với túi tiền, sở thích của họ.
Tương tự như vậy, ta có thể xác định được một số hậu quả tiêu cực:
Người dùng sẽ trở nên cảm thấy khó chịu khi bị quấy rối với quảng cáo kiểu "thông điệp quảng cáo" liên tục.
Khi quảng cáo trở nên phổ biến hơn, nó sẽ gây bất tiện cho người xem và gây phân tán tập trung.
Bước 3: Xây dựng mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả
Bạn cần chứng minh rằng có mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả.
Để làm được điều này, thí sinh có thể sử dụng yếu tố sau nhằm tạo mối liên kết cho hệ thống luận điểm của mình: Sử dụng hiệu ứng Domino, nêu lên kết quả đạt được từ mối quan hệ đã được xây dựng ở trên.
Chẳng hạn thí sinh muốn tạo mối liên hệ và chứng minh rằng việc quảng cáo xuất hiện nhiều mang lại những ảnh hưởng tích cực đến xã hội, ta sẽ liên kết các Nguyên nhân - Kết quả vừa tìm được theo trình tự logic và hợp lý:
Nguyên nhân: Sự phát triển của công nghệ và mạng Internet đã cho phép các nhà quảng cáo tiếp cận đến khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng hơn.
Kết quả: Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn và dễ dàng tìm ra sản phẩm và dịch vụ phù hợp với túi tiền, sở thích của họ.
Hiệu ứng Domino: Khách hàng sẽ hài lòng và trung thành hơn với nhãn hàng mà họ lựa chọn, trong khi đó doanh thu của các nhãn hàng được tin dùng sẽ tăng lên và phát triển bền vững.
Thông qua việc xây dựng mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả trong luận điểm của mình, thí sinh trình bày một cách logic và cụ thể để thuyết phục người đọc chấp nhận quan điểm của bản thân.
Cấu trúc kết nối hệ thống lập luận với mối quan hệ “Nguyên nhân - Kết quả”
Sử dụng câu phức với liên từ “Because”
Một trong những liên từ phổ biến nhất khi nhắc về mối quan hệ Nguyên nhân - Kết quả chính là “Because - bởi vì”. Sử dụng liên từ trên vừa khiến luận điểm của người viết ngắn gọn, xúc tích vừa giúp đoạn viết có sự nâng cao và đa dạng hơn về mặt ngữ pháp.
Because + S + V (nguyên nhân), S + V (kết quả) |
---|
Ví dụ: Because many people today prefer to own cars and choose to drive rather than walk or use public transportation, air pollution levels have significantly increased over the past few decades, contributing to serious health issues and environmental degradation.
Trong đó:
Nguyên nhân/ Nhận định của người viết: “people today prefer to own cars and choose to drive rather than walk or use public transportation” - “Con người ngày nay muốn sở hữu xe riêng và lái xe, thay vì đi bộ hay sử dụng xe công cộng”
Kết quả: “air pollution levels have significantly increased” - “Ô nhiễm không khí đã có sự gia tăng rất lớn”
Kết quả: “contributing to serious health issues and environmental degradation” - “tạo nên nhiều vấn đề về sức khỏe và sự suy thoái về môi trường”.
Sử dụng giới từ để xây dựng lập luận chỉ “Nguyên nhân - Kết quả”
Nếu liên từ “Because” giúp người đọc xây dựng cấu trúc câu phức cho bài viết thì các giới từ sau đóng vai trò quan trọng trong việc cô đọng nội dung chính của đoạn viết.
Because of/ Due to/ Owing to + Noun (Nguyên nhân) |
---|
Ví dụ: Due to/ Because of/ Owing to the increasing popularity of online shopping, more and more traditional brick and mortar stores are facing challenges in the competitive market.Trong đó:
Nguyên nhân: “the increasing popularity of online shopping” - “Sự nổi lên nhanh chóng của mua sắm qua mạng”
Kết quả: “traditional brick and mortar stores are facing challenges” - “Cửa hàng truyền thống đối diện với các thử thách trên thị trường”.
Cụm từ phổ biến miêu tả mối quan hệ “Nguyên nhân - Kết quả”
Do đó, sử dụng các từ nối đan xen mối câu văn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mạch văn, giúp người đọc đi theo luận điểm một cách dễ dàng hơn.
This means that + S + V (kết quả): Điều này có nghĩa rằng
Ví dụ: The Covid 19 pandemic is one of the primary culprits, contributing to the economic recession on a global scale. This means that more and more businesses have to lay off a huge number of their employees to cut costs.
(Dịch: Dịch Covid 19 là một trong những nguyên nhân chính góp phần tạo nên sự suy thoái kinh tế trên toàn cầu. Điều này có nghĩa rằng ngày càng nhiều công ty phải sa thải số lượng lớn nhân viêc để cắt giảm chi phí.)
In turn, S + V (kết quả)
Ví dụ: Nowadays, more and more companies in some developed nations have invested in green technology, which in turn, is reducing their carbon footprint and somehow recovering their damaged scenery.
(Dịch: Ngày nay, ngày càng nhiều công ty ở các quốc gia phát triển đầu tư cho lĩnh vực công nghệ xanh, và chính điều này đang giảm đi lượng khí thải CO2 và một phần nào đó khôi phục lại khung cảnh thiên nhiên đã bị gây hại của họ.)
As a result/consequence: Như là một kết quả/ hậu quả
Ví dụ: Many people have lost their jobs due to the pandemic. As a result, there has been an increase in the number of people seeking government assistance.
(Dịch: Rất nhiều người đã mất việc do đại dịch. Như là một kết quả, ngày càng nhiều số lượng người mong muốn tìm kiếm sự hỗ trợ từ chính phủ.)
Therefore/ Thus/ Hence, S + V (kết quả): Vì vậy, do đó
Ví dụ: It is noticeable that the recent decline in air quality in many industrial countries has exacerbated global warming in an unprecedented way. Therefore, it is important that the government implements stricter emissions regulations including heavier fines and punishment.
(Dịch: Có thể thấy rằng sự xuống dốc của chất lượng không khí ở các quốc gia công nghiệp đã làm sự nóng lên toàn cầu trở nên tệ hơn. Vì vậy, nó là quan trọng rằng chính phủ cần thực hiện các công việc kiểm soát khí thải chặt chẽ hơn bao gồm việc trừng phạt và phạt tiền nặng hơn.)
Các cụm động từ xây dựng lập luận cho mối quan hệ “Nguyên nhân - Kết quả”
Việc vận dụng mối quan hệ “Nguyên nhân - Kết quả” nhằm xây dựng luận điểm bài viết không chỉ giúp thí sinh nắm chắc các band điểm cao trong 2 tiêu chí kể trên mà nếu biết áp dụng các cụm từ, phrasal verb sau, các thí sinh còn có thể cải thiện vốn từ và khả năng diễn đạt cho mối quan hệ này.
Result in/ Lead to/ Bring about + Kết quả: dẫn đến, gây nên, mang lại
Ví dụ 1: The overuse of plastic bags can result in devastating consequences for the environment including soil contamination and water pollution.
(Dịch: Việc sử dụng quá nhiều túi nhựa có thể dẫn đến những hậu quả mang tính phá hủy for môi trường bao gồm xói mòn đất và ô nhiễm nguồn nước.)
Người đọc dễ dàng nhận thấy từ việc sử dụng cụm động từ “result in”, ta hoàn toàn xác định được “The overuse of plastic bags” đóng vai trò là nguyên nhân và “devastating consequences” chính là hậu quả.
Ví dụ 2: The advanced technology and global communication have brought about a significant shift in the way people socialize, communicate and conduct business.
(Dịch: Sự phát triển về công nghệ và giao tiếp toàn cầu đã mang lại một sự thay đổi lớn trong cách con người giao tiếp, xã giao và làm kinh doanh.)
Trong đó: “The advanced technology and global communication” - Nguyên nhân, “A significant shift in the way people socialize, communicate and conduct business” - Kết quả
Stem from/ Be attributed to + Nguyên nhân: bắt nguồn từ, được tạo nên từ
Ví dụ: The increasing prevalence of mental health problems among young people may stem from the pressures of modern society, including high academic expectations and social media addiction.
(Dịch: Sự gia tăng về độ phổ biến của các vấn đề về sức khỏe của giới trẻ có thể bắt nguồn từ áp lực của xã hội hiện đại, bao gồm kỳ vọng cao về học vấn và sự gây nghiện của mạng xã hội.)
Trong đó: "The increasing prevalence of mental health problems” đóng vai trò là Hậu quả, The pressures of modern society” sẽ được hiểu chính là nguyên nhân
Những điều cần lưu ý khi xây dựng lập luận với tư duy viết “Nguyên nhân - Kết quả”
Đảm bảo sự cân bằng trong việc xây dựng lập luận ở cả hai khía cạnh của chủ đề
Một trong những lỗi sai phổ biến nhất của người học khi sử dụng mối quan hệ “Nguyên nhân - Kết quả” khi xây dựng cho luận điểm của mình đó là bị thiên kiến trong quan điểm của mình.
Điều này dẫn đến việc, người học có xu hướng chỉ tập trung phân tích về kết quả mang tính tích cực hoặc hậu quả tiêu cực của vấn đề, tạo ra sự mất cân bằng và chưa rõ ràng cho đoạn văn, từ đó vô hình chung khiến tư duy viết này trở nên phản tác dụng.
Cụ thể, với những chủ đề xã hội rất dễ bị ảnh hưởng bởi thiên kiến như “The impact of technology development on society”, thí sinh thường có xu hướng nghiêng hẳn về mặt tích cực/ tiêu cực từ đó bỏ qua hay chỉ đề cập sơ sài đến mặt còn lại của chủ đề.
Do đó, việc chú ý và cố gắng phân bổ nội dung và tạo sự cân bằng cho chủ đề trên sẽ là ưu tiên hàng đầu cho các thí sinh muốn áp dụng tư duy viết này.
Ví dụ, với mặt lợi của công nghệ, có thể xây dựng luận điểm như sau:
Nguyên nhân: sự phát triển tiên tiến của công nghệ bao gồm sự ra đời của điện thoại thông minh, máy tính bảng, thiết bị định vị GPS, v.v.
Kết quả: Tăng cường giao tiếp và kết nối giữa con người ở mọi nơi mọi lúc, cải thiện hiệu suất & hiệu quả làm việc và tiết kiệm thời gian di chuyển trên các tuyến đường.
Ngược lại, thí sinh cũng cần cân đối với các luận điểm về tác hại của công nghệ như:
Nguyên nhân: Công nghệ giúp tăng tốc độ truyền thông tin và kết nối thế giới, con người qua đó quá dễ dàng trao đổi và thu thập thông tin của nhau nhanh chóng hơn.
Hậu quả: Gây ra tình trạng mất riêng tư, tăng cường sự căng thẳng và lo lắng về an ninh và nạn phạm tội mạng trên mạng.
Tránh nhầm lẫn hoặc thiếu sự liên kết giữa “Nguyên nhân - Kết quả”
Một lỗi sai phổ biến khác mà các thí sinh khi luyện tập phương pháp này còn mắc phải đó là thiếu phân tích sự liên quan giữa Nguyên nhân - Kết quả được đề cập đến trong bài. Điều này có thể xuất phát từ việc liệt kê quá nhiều các nguyên nhân, kết quả mà chưa có sự suy xét hay tạo mối liên quan cho nhau.
Hơn nữa, sai lầm trong trường hợp này cũng có thể xuất phát từ việc sử dụng mệnh đề quan hệ hoặc các đại từ thay thế không đúng. Do đó, việc nhận biết rõ cấu trúc mệnh đề quan hệ (Which, Who, That, v.v.) cũng như các đại từ thay thế (They, we, he, she, it, this v.v.) được sử dụng trong câu sẽ giúp người học cải thiện được tính logic và sự liên kết trong hệ thống luận điểm của bài viết.
Ví dụ: “Khi các chuỗi thức ăn nhanh tiếp tục mở rộng trên toàn cầu, giới trẻ đang tiêu thụ nhiều lựa chọn không lành mạnh này hơn bao giờ hết. Nói cách khác, điều này dẫn đến sự gia tăng về bệnh béo phì và các vấn đề sức khỏe liên quan khác trong thế hệ.”
Sự thiếu sót trong việc phân tích và thay thế các đại từ, mệnh đề quan hệ không chỉ làm mất đi sự liên kết giữa Nguyên nhân và Kết quả mà còn có thể biến đổi nội dung mà người viết muốn truyền đạt đến độc giả của họ.