Trong thời gian gần đây, khái niệm “khám phá tiềm năng bản thân” đã trở nên phổ biến trong các chương trình hướng nghiệp dành cho thanh niên. Điều này đáp ứng nhu cầu của nhiều bạn trẻ đang phải đối mặt với sự mơ hồ và không rõ ràng trong quá trình xây dựng sự nghiệp của mình. Hãy khám phá cùng chúng tôi để biết về tiềm năng bản thân và cách áp dụng nó vào sự nghiệp.
Biểu đồ khám phá tiềm năng bản thân trong sự nghiệp là gì?
Biểu đồ khám phá tiềm năng bản thân trong sự nghiệp là công cụ để mô tả các hướng đi trong sự nghiệp của một cá nhân. Nó bao gồm trục dọc (từ dưới lên trên) và trục ngang (từ trái sang phải) để trực quan hóa các khía cạnh khác nhau của sự phát triển cá nhân. Nếu bạn đang phân vân về bước tiếp theo trong sự nghiệp của mình, biểu đồ này sẽ là một công cụ hữu ích để giúp bạn hiểu rõ hơn về tiềm năng của mình.
Trên biểu đồ khám phá tiềm năng bản thân, bạn sẽ thấy hai hướng chính:
- Trục dọc (từ dưới lên trên) cho thấy sự phát triển về chuyên môn, thu nhập và tiến bộ trong sự nghiệp
- Trục ngang (từ trái sang phải) mô tả sự tích luỹ kiến thức, trải nghiệm và kỹ năng tổng quát.
Đọc tiếp để hiểu thêm về phát triển dọc ngang.

Phát triển theo chiều dọc, kiến thức hình chữ I
Trong phát triển dọc ngang, phát triển theo chiều dọc là…
- Cách bạn suy nghĩ/ hiểu về một lĩnh vực bất kỳ
- Còn được gọi là “biến đổi.”
- Ví dụ: bao gồm việc chuyển sang giai đoạn tâm lý mới, tạo ra ý nghĩa và quan điểm mới, toàn diện hơn so với (các) giai đoạn trước.
- Thay đổi quan điểm của chúng ta về thực tế, thay đổi cách giải thích của về trải nghiệm một cách rõ ràng, đạt đến “độ sâu hơn”.
- Ít khi những người đang phát triển theo chiều dọc chuyển sang phát triển theo chiều ngang.
Nếu bạn chọn phát triển sự nghiệp theo chiều dọc, trước hết bạn cần xác định rõ mình yêu thích lĩnh vực nào và muốn làm việc trong ngành nghề gì. Bởi đó sẽ quyết định đến thời gian bạn dành để tìm hiểu, nghiên cứu và làm việc liên tục để tích luỹ kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về lĩnh vực đó. Khi bạn lựa chọn con đường phát triển sự nghiệp theo chiều dọc, mục tiêu cuối cùng mà bạn muốn đạt được là trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực bạn chọn.Bên cạnh đó, sự thăng tiến và mức lương cũng sẽ tăng theo tỉ lệ với nỗ lực và thời gian bạn đầu tư vào công việc hoặc lĩnh vực đó.
Tuy nhiên, khi đạt đến một điểm nhất định, hoặc khi bản thân hoặc vị trí công việc mới yêu cầu, người chọn phát triển theo chiều dọc sẽ phải học hỏi về các lĩnh vực khác liên quan để đáp ứng yêu cầu công việc. Khi đó, họ sẽ chuyển sang phát triển theo chiều ngang, tiếp tục tích luỹ kinh nghiệm chuyên môn và làm việc để mở rộng kiến thức và kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác. Ở giai đoạn này, mức lương và vị trí công việc không tăng nhiều vì họ còn mới mẻ trong lĩnh vực mới này.
Phát triển theo chiều ngang, kiến thức hình gạch ngang
Trong phát triển dọc ngang thì phát triển theo chiều ngang là…
- Đề cập đến những gì bạn nghĩ / biết.
- Còn được gọi là “chuyển giao” (mở rộng hiểu biết bên trong cùng một giai đoạn).
- Các ví dụ bao gồm: phát triển các kỹ năng mới, bổ sung thông tin và kiến thức, chuyển thông tin/kiến thức từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác.
- Không nhất thiết phải thay đổi cách hiểu, cách giải thích ý nghĩa về hệ thống niềm tin hoặc các giả định cơ bản mà chúng ta đang biết về bản thân, người khác và thế giới.
- Thường được chọn phát triển theo chiều dọc sau một thời gian.
Khác với việc lựa chọn phát triển theo chiều dọc, những người lựa chọn phát triển sự nghiệp theo chiều ngang thường chưa rõ mình thích gì? Muốn phát triển trong lĩnh vực nào của ngành nghề nào?. Thường những người như vậy sẽ quyết định trải nghiệm, học hỏi và làm việc ở nhiều lĩnh lực.
Vì mỗi thứ họ đều có một chút sự yêu thích, một chút hiểu biết về chuyên môn và kiến thức cùng với nên thường sẽ phát triển theo chiều rộng là chiều sâu. Kết quả là dù có nhiều trải nghiệm, học hỏi và có hiểu biết tổng quát trong ngành nhưng hầu như không có thăng tiến và mức lương không tăng.
Tuy nhiên, sẽ đến một thời điểm, họ sẽ nhận ra bản thân thật sự giỏi và yêu thích hay phù hợp với lĩnh vực, công việc nào nhất để tập trung phát triển nghề nghiệp. Lúc này, họ sẽ bắt đầu dành nhiều thời gian và công sức vào lĩnh vực ấy. Và cũng nhờ kiến thức tổng quát và kinh nghiệm, đã hỗ trợ họ thăng tiến nhanh hơn và tăng lương nhiều hơn.
Phát triển kiến thức hình chữ T
Trong vấn đề phát triển dọc ngang thì phát triển kiến thức theo hình chữ T là kết hợp sự mở rộng ngang và sâu dọc trong quá trình học. Điều này giúp xây dựng sự nghiệp vững chắc, với kiến thức sâu rộng trong một lĩnh vực cụ thể và đồng thời có hiểu biết đa ngành.
Để đạt được kiến thức chuyên môn ở nhiều lĩnh vực, đòi hỏi sự đầu tư thời gian và nỗ lực tư duy. Tuy nhiên, việc nhận ra khả năng phát triển kiến thức và sự nghiệp càng sớm càng quan trọng.
Hãy tự đánh giá bản thân qua 5 câu hỏi sau, với thang điểm 1-6 về mức độ hiểu biết:
- Bắt đầu (1): Bạn chưa bắt đầu học lĩnh vực mong muốn và thiếu kỹ năng liên quan.
- Chưa áp dụng (2): Bạn đã bắt đầu học nhưng chưa áp dụng vào công việc.
- Newbie (3): Bạn mới bắt đầu và cần hỗ trợ từ người hướng dẫn.
- Lin hoạt (4): Bạn có khả năng áp dụng kỹ năng và kiến thức linh hoạt vào công việc.
- Nhuần nhuyễn (5): Bạn làm việc mượt mà, nhưng có thể cần thêm thời gian suy nghĩ trong một số tình huống.
- Chuyên gia (6): Bạn là chuyên gia với kỹ năng và kiến thức xuất sắc.
Dựa trên thang điểm trên, hãy trả lời 5 câu hỏi sau để phát triển sự nghiệp cũng như xác định việc phát triển dọc ngang:
- Cải thiện (1): Bạn muốn cải thiện kiến thức/kỹ năng nào?
- Hài lòng (2): Kiến thức/kỹ năng nào bạn hài lòng và không cần học thêm?
- Bắt đầu (3): Bạn muốn bắt đầu học lĩnh vực nào?
- Học sâu (4): Lĩnh vực nào bạn muốn học sâu hơn?

Xây dựng sự nghiệp bằng cách nào sẽ tốt hơn?
Đến đây có thể nhiều bạn đang cân nhắc nên chọn ngang, hay là chọn dọc trong phát triển dọc ngang?
Một điều quan trọng khi phát triển nghề nghiệp đó là bạn phải biết rõ được bản thân mình đang theo đuổi con đường nào, lý do tại sao mình theo đuổi nó.
Hãy phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân hiện tại sau đó lựa chọn hướng phát triển. Một điều lưu ý, việc “đứng núi này trông núi nọ” chỉ làm cho bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội và lãng phí thời gian, do đó bạn phải đưa ra quyết định, và kiên trì với quyết định của bản thân.
Ngoài ra, nếu bạn muốn lắng nghe thêm lời khuyên và quan điểm từ những người có kinh nghiệm hãy chia sẻ những điều bạn đang suy nghĩ, vướng mắc với gia đình, mentor hoặc bạn bè. Trong thực tế thì cha mẹ luôn muốn con cái có cuộc sống ổn định và an toàn nên có thể họ sẽ lo lắng với những quyết định và hướng đi của bạn, hãy chia sẻ những điều khiến họ an tâm. Để nhận được một góc nhìn và lời khuyên công tâm nhất, Mentor hoặc những chuyên gia trong lĩnh vực đó sẽ là những người đưa ra sự giúp đỡ hữu ích cho bạn.
Cuối cùng, dù bạn chọn hướng phát triển dọc hay ngang trong phát triển nghề nghiệp, việc hành động quyết liệt luôn là yếu tố then chốt quyết định thành công. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn và sẽ giúp bạn lựa chọn đúng đắn.