1. Xin lỗi chỉ là cách tránh trách nhiệm. Nếu tớ thừa nhận lỗi của mình và người kia không tha thứ, điều đó phụ thuộc vào họ. 'Tớ đã nhận lỗi rồi, lượt của anh đâu?'
Những người sống trong cảm giác cảm thấy tội lỗi thì họ không thể hoặc không muốn học cách nhận trách nhiệm: dù tớ có xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, tớ vẫn không thể tha thứ cho bản thân mình.
Tớ không thể chấp nhận lời xin lỗi của tớ.
2. Có những lỗi có thể sửa (Ví dụ: hỏng iPhone, mua mới), có những lỗi không thể sửa (Chẳng hạn: anh ấy đã lấy vợ), và có những lỗi mà bạn nhất định phải giữ lấy.
Giống như một đứa trẻ phá phách sẽ tự hỏi: nếu mình ngoan ngoãn, ai sẽ chăm sóc mình đây (việc phạm lỗi thường là cách để thu hút sự chú ý), một người giữ lấy lỗi của mình sẽ tự hỏi: nếu được tha thứ, liệu mình sẽ bị quên lãng (và liệu họ sẽ quên lãng mình).
Bởi vì cảm giác tội lỗi mà bạn giữ trong lòng là sợi dây duy nhất kết nối bạn với họ, nên dù một đầu dây đã được buông ra (Tớ đã không còn buồn nữa về điều đó), nhưng đầu dây còn lại vẫn phải được giữ chặt (Không, tớ sẽ vẫn bù đắp cho cậu, dù cậu không cần).
Có những nỗi đau mà bạn không dám buông tay, vì biết rằng nếu còn đau, thì còn nhớ về họ (họ đã ra đi rồi, nhưng nếu tớ dừng đau, liệu có nghĩa là tớ đang quên họ không?).
3. Hầu hết mọi cuộc chia tay đều phân chia lỗi cho cả hai bên: một bên nhiều lỗi, một bên ít; một bên quên mau, một bên vẫn nhớ mãi; một bên chịu trách nhiệm, một bên đổ hết lỗi lầm lên mình.
Bạn chỉ thể quên khi không còn điều gì để nhớ nữa. Ai vẫn muốn sửa lỗi thì không bao giờ có thể quên.
Xin lỗi, tớ dừng việc xin lỗi.
Minh Đào - Mytour