Điều đặc biệt hơn là 'gương mặt' này sau đó được xác nhận là di vật quốc gia và bị cấm rời khỏi quốc gia để trưng bày.
Vào những năm 1980, các nhà khảo cổ học Trung Quốc phát hiện một khu mộ cổ chứa nhiều di tích khảo cổ tại vùng Ngưu Hà Lương, Liêu Ninh. Tại đây, họ ngẫm nghĩ tìm thấy một di vật quốc gia mà có thể nói đã thay đổi lịch sử Trung Quốc, giá trị đến mức bị cấm rời quốc gia để trưng bày. Điều đặc biệt là di vật này được phát hiện trong hoàn cảnh vô cùng trớ trêu.
Cụ thể là vào tháng 4 năm 1981, đoàn khảo sát di tích văn hóa tỉnh Liêu Ninh nhận thông tin về việc tại Ngưu Hà Lương thường xuyên khai quật được các di vật trong các khu mộ cổ. Thậm chí, nhiều người còn tìm thấy các vật phẩm làm từ ngọc bích. Đến năm 1983, các nhà khảo cổ như Tôn Thủ Đạo và Quách Đại Thuận đã dẫn một đội ngũ chuyên gia đến Ngưu Hà Lương để bắt đầu một cuộc khai quật với quy mô lớn.
Trong lúc đi 'xoa dịu nỗi buồn', một nhà khảo cổ bất ngờ phát hiện một bức tượng đầu người dưới lớp đất cát. (Ảnh: Sohu)
Sau nhiều ngày khai quật, các nhà khảo cổ không tìm thấy bất kỳ di vật văn hóa nào có giá trị và họ đã mệt mỏi. Vào một tối, khi các chuyên gia hoàn thành công việc và bắt đầu dọn dẹp, một nhân viên muốn đi vệ sinh. Anh ta tìm đến một nơi tối tăm để 'giải toả nỗi buồn' thì bất ngờ cảm thấy run lạnh khi phát hiện một khuôn mặt ở dưới đất. Người này cảm thấy có điều gì đó không bình thường nên đã bắt đầu đào để tìm kiếm. Anh ta đã may mắn phát hiện ra một đầu người được làm từ gốm.
Quá phấn khích, anh ta ngay lập tức thông báo với trưởng nhóm. Hóa ra đầu người là một phần của tượng nữ thần Ngưu Hà Lương. Sau một thời gian tìm kiếm, họ đã tìm thấy Đền thờ nữ thần Ngưu Hà Lương có niên đại gần 5.000 năm ở khu vực lân cận.
Đây là một phần của tượng Nữ thần Ngưu Hà Lương. (Ảnh: Sohu)
Theo ký ức của các chuyên gia khảo cổ, khi đầu của nữ thần lộ ra, tất cả họ đều im lặng, chỉ có tiếng bàn chải cạo đất. Khi bức tượng hiện ra cũng là thời điểm lịch sử khảo cổ tiến thêm một bước.
Bức tượng sau khi được khôi phục hoàn chỉnh cao 22,4 cm, rộng 21 cm. Gò má nổi rõ, sống mũi hơi hếch, đôi môi rộng, đôi mắt sắc lẹm đầy vẻ huyền bí, uy nghiêm. Trên trán của bức tượng có đeo một chiếc vòng, hai mắt được khảm ngọc hình tròn có đường kính 2,3 cm.
Hiện tượng nữ thần Ngưu Hà Lương đang được trưng bày tại Viện khảo cổ học tỉnh Liêu Ninh. Đây là bức tượng nữ thần bằng gốm sớm nhất được khai quật ở Trung Quốc. Sau đó bức tượng này đã được công nhận là di vật quốc gia và bị cấm xuất cảnh khỏi quốc gia để trưng bày.
Khuôn mặt của nữ thần Ngưu Hà Lương sau khi được phục hồi. (Ảnh: Sohu)
Theo các chuyên gia khảo cổ, bức tượng nữ thần và ngôi đền đều thuộc nền văn hóa Hồng Sơn, là một nền văn hóa thời đại đồ đá mới ở đông bắc Trung Quốc. Đây là một trong những nền văn minh cổ đại sớm nhất tại Trung Quốc. Các di chỉ của văn hóa Hồng Sơn đã được phát hiện tại một khu vực từ Nội Mông đến Liêu Ninh.
Các đồ tùy táng của văn hóa Hồng Sơn bao gồm một số mẫu chế tác ngọc thạch sớm nhất được biết đến. Văn hóa Hồng Sơn nổi tiếng với tượng rồng hình chữ C, tượng động vật, tượng con người (nam và nữ). Vật liệu làm tượng rất đa dạng nhưng chủ yếu là từ ngọc, đá... Đồ đồng và hợp kim đồng cũng đã xuất hiện. Công cụ, kỹ thuật để tạo ra những đồ vật này vẫn là một bí ẩn cho đến ngày nay.
Tượng rồng hình chữ C là một trong những biểu tượng đặc trưng của văn hóa Hồng Sơn tại Trung Quốc. (Ảnh: Sohu)
Giống như văn hóa Ngưỡng Thiều, các địa điểm thuộc văn hóa Hồng Sơn cung cấp những bằng chứng cổ xưa nhất về thuật phong thủy của người Trung Hoa. Sự hiện diện của cả hình tròn và vuông tại các trung tâm nghi lễ của văn hóa Hồng Sơn cho thấy sự xuất hiện sớm của thuyết vũ trụ 'trời tròn đất vuông'. Thuật phong thủy ban đầu dựa trên thiên văn để phát triển mối liên hệ giữa con người và vũ trụ.