Những vết cắn từ động vật có thể tạo nên các tổn thương trên da và gây nguy cơ nhiễm trùng cho trẻ. Một số trường hợp vết cắn có thể tự lành, nhưng cũng có những trường hợp cần phải được xử trí bằng cách khâu lại.
Có một số trường hợp hiếm gặp nhưng đáng lo ngại, chẳng hạn như bị cắn từ động vật mang bệnh dại, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Hầu hết các trường hợp bệnh dại thường do các loài động vật hoang dã như chồn hôi, dơi, cáo...
Vết cắn từ động vật có thể đe dọa sức khỏe của trẻ. Ảnh: freepik
Cách xử lý vết cào, cắn từ động vật
- Ngay lập tức, ba mẹ nên rửa sạch vết cắn bằng xà phòng và nước.
- Nếu vết thương chảy máu, hãy sử dụng miếng vải sạch hoặc gạc vô trùng để chèn vào vết cắn.
- Khi máu ngừng chảy, bôi mỡ kháng sinh lên vết thương của trẻ. Lưu ý: Không bôi bất kỳ chất gì khác vào vết thương của trẻ mà không có hướng dẫn từ nhân viên y tế.
- Sau đó, băng bó vết thương bằng một miếng băng gạc sạch, vô trùng.
- Đưa cho trẻ uống ibuprofen hoặc acetaminophen (paracetamol) để giảm đau.
Ba mẹ cần nhanh chóng sơ cứu và xử lý vết thương cho trẻ. Ảnh: freepik
Đọc thêm: Tại sao bé thích đưa mọi thứ vào miệng?
Mang trẻ đến bệnh viện
Khi gặp các trường hợp sau, ba mẹ cần nhanh chóng sơ cứu và đưa trẻ đến bệnh viện:
- Bị cắn bởi động vật lạ hoặc động vật hoang dã.
- Bị cắn bởi thú nuôi chưa tiêm ngừa dại đúng lịch.
- Vết cắn gây rách da.
- Bị cắn bởi động vật có biểu hiện lạ.
- Trẻ bị cắn ở vị trí quan trọng như đầu, mặt, cổ, bàn tay, bàn chân, gần khớp xương.
- Vết cắn hoặc trầy xước có dấu hiệu nóng rát, đỏ, sưng phồng, đau nhức nhiều.
- Trẻ bị trễ mũi tiêm ngừa uốn ván hoặc chưa tiêm mũi nhắc lại trong 5 năm gần đây.
Đưa trẻ đến bệnh viện để được tiêm ngừa dại. Ảnh: freepik
Khi đưa con đến bệnh viện, ba mẹ cần:
- Cung cấp thông tin về loại động vật cắn hoặc cào trẻ.
- Thời gian tiêm ngừa dại gần đây của thú cưng (nếu biết) và bất kỳ hành vi khác thường nào của con vật đã cắn trẻ.
- Nơi cư trú của con vật: hoang dã hoặc thú cưng tại nhà.
- Sổ tiêm chủng ngừa của trẻ.
- Danh sách các loại thuốc trẻ bị dị ứng.
Bài viết liên quan: Bí quyết giúp ba mẹ xử trí khi trẻ hay ném đồ đạc
Biện pháp phòng tránh trẻ bị cào, cắn bởi động vật
Ba mẹ nên giữ mắt đằng sau khi trẻ chơi với các loài vật. Ảnh: unsplash
Ba mẹ cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng tránh để trẻ không bị động vật cắn, nhằm loại bỏ những tình huống xấu nhất có thể xảy ra như:
- Dạy trẻ tránh xa bất kỳ loại động vật lạ nào và luôn giữ mắt đằng sau khi chúng chơi đùa xung quanh động vật.
- Không bao giờ để trẻ một mình với động vật, kể cả thú cưng.
- Dạy trẻ không nghịch ngợm, không chạm vào khuôn mặt của thú cưng, phải đối xử nhẹ nhàng với chúng.
- Tránh tiếp xúc với động vật hoang dã, đặc biệt nếu chúng có hành vi kỳ lạ hoặc hung dữ.
- Không can thiệp vào cuộc ẩu đả giữa các loài vật.
- Với thú cưng trong nhà, hãy tiêm phòng bệnh dại đúng hạn, theo quy định.
- Để giảm nguy cơ chó (hoặc thú cưng khác) cắn, đảm bảo rằng chúng đã được huấn luyện và hòa nhập tốt.
Trẻ nhỏ thường là nạn nhân của sự cắn, cào từ các loài động vật. Vì vậy, ba mẹ cần chú ý đề phòng và giám sát khi chúng chơi đùa hoặc tiếp xúc gần với các con vật. Nếu trẻ bị cắn hoặc cào, ba mẹ không nên chủ quan mà phải bình tĩnh xử lý vết thương và đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra.
Ngọc Hà tổng hợp từ Kidshealth