Khi muốn sống cuộc sống tiện nghi và tích lũy tiền, việc đầu tiên cần làm là lên kế hoạch tài chính cá nhân. Bạn đã hiểu về bảng kế hoạch tài chính cá nhân chưa? Có những bước nào để lên kế hoạch tài chính cá nhân một cách hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu với Langmaster về “Bảng kế hoạch tài chính cá nhân” trong bài viết dưới đây nhé!
1. Bảng Kế Hoạch Tài Chính Cá Nhân Là Gì?
Bảng Kế Hoạch Tài Chính Cá Nhân
2. Các Bước Cơ Bản Để Lập Bảng Kế Hoạch Tài Chính Cá Nhân Hiệu Quả
2.1 Hiểu Rõ Tình Hình Tài Chính Cá Nhân Hiện Tại
2.1.1 Thiết lập danh sách tài sản và nợ hiện có
Tài sản hiện có bao gồm tiền mặt, tài sản vật chất như nhà cửa, xe hơi,... hoặc các đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, bảo hiểm hoặc tiền hưu. Còn khoản nợ có thể là hóa đơn và nợ cá nhân như mua nhà, mua xe, vay ngân hàng, thẻ tín dụng,...
2.1.2 Tính toán tài sản ròng hiện tại
Tài sản ròng là tổng giá trị tài sản hiện có trừ đi tổng số nợ. Đây là con số quan trọng để bắt đầu lập kế hoạch tài chính cá nhân. Nếu tài sản ròng dương, chúng ta có nhiều tài sản hơn số nợ. Ngược lại, nếu nợ lớn hơn, tài sản ròng sẽ âm và cần điều chỉnh kế hoạch tương ứng.
2.1.3 Tạo báo cáo về các khoản chi phí khác
Tạo hồ sơ thuế, báo cáo về lợi tức hưu trí, tài khoản ngân hàng và các thông tin về chính sách, bảo hiểm, hợp đồng, hóa đơn; báo cáo về kế hoạch đầu tư và các tài liệu liên quan đến tài chính cá nhân.
2.1.4 Luôn kiểm soát thu nhập và chi tiêu cá nhân
Điều này giúp chúng ta hiểu rõ tình hình tài chính của mình, từ đó điều chỉnh chúng một cách hợp lý nhất.
2.2 Xác định mục tiêu chi tiêu
Đặt ra các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Cần suy nghĩ cẩn thận về những gì muốn đạt được trong tương lai để lập ra các mục tiêu phù hợp.
Ví dụ: Mục tiêu tiết kiệm 5 triệu mỗi tháng là mục tiêu ngắn hạn, có thể dẫn đến mục tiêu trung hạn là mua tủ lạnh mới trong vòng 2 - 3 tháng.
Tiếp tục khám phá:
2.3 Xác định hướng tiếp cận
Chúng ta cần tìm hiểu kỹ lưỡng các phương án có sẵn để đạt được mục tiêu tài chính đã đề ra. Thông thường có nhiều cách tiếp cận để đạt được một mục tiêu tài chính. Không nên để mục tiêu tài chính này ảnh hưởng đến các mục tiêu khác.
Ví dụ: Mở một tài khoản tiết kiệm riêng cho các chi phí hàng tháng, để chi tiêu cá nhân hàng ngày (Sử dụng khoảng 50% lương cứng mỗi tháng.) Mở thêm một tài khoản tiết kiệm riêng cho việc thưởng thức bản thân (Sử dụng khoảng 40% số tiền thưởng nhận được hàng tháng.)
2.4 Các lựa chọn thay thế
Chúng ta sẽ xác định chiến lược cho từng loại mục tiêu cụ thể. Đầu tiên, xem xét lại tình trạng sống hiện tại, các giá trị và điều kiện kinh tế đang có. Sau đó, không ngừng khám phá, học hỏi các quyết định tiềm năng như một nhà nghiên cứu.
(Ví dụ: khi ta đầu tư tài chính, cần hiểu rõ mối liên hệ giữa rủi ro và hiệu quả để đạt được mục tiêu.)
Dự đoán các tình huống xấu có thể xảy ra nếu không đạt được kết quả như mong muốn và những thành công có thể đạt được nếu dự án thành công. Phải xem xét liệu kết quả đó có đáng giá với rủi ro chúng ta phải đối mặt không. Dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng về kế hoạch tài chính, vẫn có thể gặp phải rủi ro.
2.5 Tạo bảng kế hoạch chi tiêu cụ thể
- Cần xem xét tổng quan về tình hình tài chính cá nhân. Trong trường hợp nợ lớn hơn tài sản ròng, lãi suất có thể gây hậu quả theo thời gian. Cần phân bổ tiền cẩn thận để giảm nợ trước và ngăn chặn các vấn đề tiềm ẩn.
- Xác định kế hoạch tăng thu nhập và liên kết với mục tiêu tài chính. Nếu cần, nên tìm sự hỗ trợ từ chuyên gia tài chính để quản lý tài chính hiệu quả.
- Có nhiều phương pháp để lập kế hoạch chi tiêu, dưới đây là một cách mà bạn có thể áp dụng cho bản thân để có bảng kế hoạch phù hợp nhất.
Quy tắc 6 lọ tài chính:
- Lọ thứ nhất: Chiếm 55% tổng thu nhập, sử dụng cho chi tiêu hàng ngày cần thiết.
- Lọ thứ 2: Chiếm 10% tổng thu nhập, dành cho tiết kiệm dài hạn, đầu tư, mua sắm tài sản có giá trị.
- Lọ thứ 3: Chiếm 10% tổng thu nhập, đầu tư vào giáo dục, học ngoại ngữ hoặc đọc sách về kinh tế.
- Lọ thứ 4: Chiếm 10% tổng thu nhập, dành cho việc thưởng thức bản thân và giải trí.
- Lọ thứ 5: Chiếm 10% tổng thu nhập, để tạo quỹ tài chính tự do, đầu tư, kinh doanh.
- Lọ thứ 6: Chiếm 5% còn lại, dành cho từ thiện, giúp đỡ người khó khăn.
Quy tắc này giúp quản lý tiền bạc, lập kế hoạch chi tiêu và đạt được mục tiêu cuộc sống một cách dễ dàng hơn.
2.6 Xem xét và điều chỉnh
Lập kế hoạch tài chính cá nhân là một quy trình theo bước. Vì cuộc sống luôn biến đổi, công việc cũng phải điều chỉnh để phù hợp với từng giai đoạn. Do đó, không cần phải cố định kế hoạch tài chính cá nhân, mà phải linh hoạt, thường xuyên đánh giá lại xem kế hoạch đã đề ra có phù hợp với tình hình tài chính hiện tại hay không.