1. Cơ chế gây ra xuất huyết dưới mắt
Xuất huyết dưới mắt không phải hiện tượng hiếm. Đó là tình trạng mà nhiều người bất ngờ gặp phải. Những đám máu xuất hiện trên lòng trắng mắt khiến người bệnh cảm thấy lo lắng. Nhưng xuất huyết dưới mắt là gì?
Bản chất của tình trạng này là gì?
Tình trạng xuất huyết dưới mắt do các mạch máu nhỏ ở giác mạc bị vỡ
Với cấu trúc rất mảnh mai, những mạch máu này dễ vỡ khi gặp nguyên nhân nào đó, dẫn đến xuất huyết dưới mắt. Tình trạng này còn được biết đến với tên gọi khác là chảy máu mắt hoặc lòng trắng. Thường thì người bệnh không bị máu chảy ra thành dòng hoặc giọt mà chỉ làm một phần hoặc toàn bộ lòng trắng mắt nhuốm đỏ.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết dưới mắt là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết dưới mắt. Cụ thể là:
-
Bị tổn thương mắt do va đập hoặc dùng tay đụng vào mắt có thể làm các mạch máu nhỏ ở kết mạc vỡ ra.
-
Rối loạn đông máu hoặc sử dụng các loại thuốc chống đông máu để điều trị bệnh tim mạch cũng có thể gây ra tình trạng này.
-
Tổn thương đầu và mặt tuy không tác động trực tiếp nhưng cũng có thể làm tắc nghẽn quá trình lưu thông máu ở mắt, dẫn đến xuất huyết dưới kết mạc.
-
Tăng huyết áp có thể làm máu tác động mạnh lên thành mạch.
-
Viêm kết mạc do Enterovirus 70 hoặc Coxsackie A.
-
Hệ thống tĩnh mạch ở vùng đầu mặt bị tăng áp cũng có thể làm mạch máu dưới mắt vỡ ra.
-
Nhiễm khuẩn bởi Leptospira, một loại vi khuẩn từ chó hoặc chuột.
-
Cơ thể thiếu vitamin C, vitamin K hoặc yếu tố đông máu VIII.
-
Sử dụng thiết bị cố định mắt bằng áp lực âm sau khi thực hiện phẫu thuật điều chỉnh thị giác bằng Laser.
Tình trạng này có thể phát sinh do bị tổn thương trực tiếp ở mắt
3. Xuất huyết dưới mắt có nguy hiểm không?
Như chúng ta đã biết, khi các mạch máu ở dưới kết mạc bị vỡ, xuất huyết dưới mắt xảy ra. Điều này không ảnh hưởng đến khu vực quan trọng của mắt để nhận hình ảnh, đó là giác mạc. Ngoài ra, lượng máu khi xuất huyết dưới mắt chỉ khoảng 2ml và thường tự tan đi trong vòng 24 giờ mà không cần phải điều trị gì.
Ngoài ra, tình trạng này thường không gây đau hoặc không thoải mái gì cả. Một số người chỉ cảm thấy hơi cảm giác cộm hoặc nhói ở khẽ mắt phía vùng xuất huyết. Tuy nhiên, đây hoàn toàn không phải là dấu hiệu nguy hiểm. Chúng ta chỉ cần đến khám mắt khi gặp phải các trường hợp sau:
-
Tình trạng xuất huyết không giảm sau 2 tuần hoặc có nguy cơ lan rộng ra.
-
Cả hai mắt đều bị xuất huyết kèm theo chảy máu ở mũi hoặc chân răng,…
-
Mắt đau nhức và không thoải mái.
-
Thị lực giảm, thậm chí mất đi.
-
Xuất huyết mắt do chấn thương vùng đầu mặt.
-
Có tiền sử bị cao huyết áp hoặc các bệnh gây xuất huyết.
Rất nhiều người lo lắng về việc xuất huyết dưới mắt là bệnh gì và có nguy hiểm không
4. Cần lưu ý điều gì khi bị xuất huyết dưới mắt?
Sau khi đã biết xuất huyết dưới mắt là bệnh gì, chúng ta cần nhớ những điều sau khi gặp phải tình trạng này:
-
Không nên tự ý chườm lạnh hoặc nóng: Nhiều người khi bị bầm hoặc tụ máu thường chườm nhiệt để tan nhanh. Tuy nhiên, đối với xuất huyết mắt thì không nên làm như vậy.
-
Để mắt được nghỉ ngơi và thư giãn: Điều này giúp các mạch máu không bị vỡ ra nhiều hơn, ngăn tình trạng xuất huyết lan rộng.
-
Tuyệt đối không dùng tay dụi mắt: Khi xuất huyết, mắt thường không ngứa ngoại trừ khi bị viêm nhiễm. Vì vậy, hành động này chỉ làm tình trạng nặng hơn và tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào mắt.
-
Đến khám mắt ngay khi có các triệu chứng bất thường: Mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu có các triệu chứng như đau nhức mắt, nhìn mờ,... cần phải đi khám ngay.
Để mắt được nghỉ ngơi và thư giãn để tình trạng xuất huyết không lan rộng
5. Xuất huyết mắt có thể điều trị bằng cách nào?
Hầu hết mọi trường hợp xuất huyết mắt đều tự lành và không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó chịu ở mắt, có thể sử dụng nước mắt nhân tạo. Ngày sử dụng tối đa 6 lần để giảm đau nhức mắt.
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bị xuất huyết mắt do sử dụng thuốc chống đông máu. Không nên tự ý sử dụng thuốc ức chế đông máu để tránh nguy cơ biến chứng.
Cần đi khám ngay khi xuất huyết mắt kèm các triệu chứng bất thường
Đối với bệnh nhân bị xuất huyết do chấn thương, bác sĩ sẽ điều trị để giảm quá trình xuất huyết. Cũng có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc mỡ kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ khi bị chảy máu kết mạc do viêm nhiễm.