Dự Án Việt Nam: Ủng Hộ Hay Tránh Xa?
Vietnam là một quốc gia dẫn đầu về tiền điện tử. Điều này không chỉ là quan điểm cá nhân của tôi mà còn được chứng minh bằng những con số cụ thể như sau:
Việt Nam đã liên tục đứng đầu trong danh sách các quốc gia chấp nhận tiền điện tử trong hai năm liên tiếp (theo báo cáo của Chainalysis).
Hiện có hơn 16.6 triệu người sở hữu tiền mã hóa tại Việt Nam, đứng thứ hai về tỷ lệ người sở hữu tiền điện tử trong khu vực ASEAN sau Thái Lan và nằm trong top 5 quốc gia tiên phong về công nghệ blockchain (theo Coin98).
Việt Nam có hơn 10 công ty với vốn hóa trên 100 triệu USD và có 3 dự án từ Việt Nam đã từng đạt mốc vốn hóa trên 1 tỷ USD, bao gồm Coin98, Axie Infinity và Kyber Network. Trong số đó, Axie Infinity là dự án có vốn hóa lớn nhất lên đến 9.7 tỷ USD.
Thật ấn tượng, đúng không?
Tuy thế, nếu bạn hỏi những người đã tham gia thị trường tiền điện tử xung quanh bạn rằng: “Bạn có dám đầu tư vào các dự án crypto do người Việt làm không?”. Nếu câu trả lời mà bạn nhận được là không, đừng ngạc nhiên, bởi đó là một điều khá phổ biến, nhưng cũng đầy nghịch lý.
Những lời nhận xét như “người Việt up bô người Việt”, “Gặp dev Việt thì né”,... như một lời nguyền được truyền miệng từ người này sang người khác, và từ lâu đã trở thành một phần của ý thức đầu tư của nhiều người.
Nếu bạn quan tâm về vấn đề này, hãy ở lại. Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá nguồn gốc của những quan điểm này, chúng đã xuất hiện từ bao giờ, tại sao lại có, và điều quan trọng nhất, liệu câu chuyện “gặp dev Việt là scam” có đúng không nhé!
Scam là gì?
Đa số chúng ta đã nghe qua về khái niệm scam, trong đó, nhiều người đã trải qua. Scam là thuật ngữ chỉ một hành vi phi pháp, thường được dùng để lừa đảo tiền bạc từ công chúng. Khi áp dụng vào lĩnh vực tiền điện tử, scam là từ chỉ các dự án, cá nhân, tổ chức lừa đảo nhà đầu tư thông qua các chiêu trò, thường là các đợt mở bán coin. Kết quả, nhà đầu tư (gần như) mất trắng tiền, để thu lại đống coin/NFT không giá trị.
Bầy cừu chúng ta và vở kịch crypto nổi lớn nhất năm 2022
Hiện tượng 'bán cam' trong thị trường tiền điện tử diễn ra phổ biến. Do tính mới mẻ của thị trường, sự FOMO của đám đông, một số 'chuyên gia' giả danh KOL,... nhiều nhà đầu tư F0 đã không đủ kiến thức để tự bảo vệ, bảo toàn tài sản
Tuy nhiên, hầu hết những nhà đầu tư bị thiệt thòi thường chỉ chú ý đến hậu quả, mà quên đi nguyên nhân gây ra việc mất tiền. Điều này, theo cách không rõ ràng, đã tạo nên một thành kiến rằng: “Nếu giá đồng coin đó giảm, chắc chắn là scam”.
Để chứng minh điều này, bạn hãy tìm kiếm lại các bài viết về Bitcoin từ những năm 2020 trở về trước. Trong thời kỳ này, mỗi khi Bitcoin có biến động lớn, ngay lập tức có những bài viết gọi đồng tiền điện tử này là trò lừa đảo.
Trên thị trường vẫn tồn tại cả hai loại scam, scam thực sự và scam 'nhầm' như đã giới thiệu. Tuy nhiên, sự nhầm lẫn này có thể gây ra những hậu quả gì, chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau. Đầu tiên, hãy nhìn vào nguồn gốc, tại sao lại có sự nhầm lẫn này.
Khởi đầu
Nếu chúng ta muốn tìm hiểu về nguyên nhân của sự nhầm lẫn này, chắc chắn phải nhìn vào thời điểm thị trường đang rất sôi động, nóng bỏng. Vào quý 3, quý 4 năm 2021, thị trường tiền điện tử ở Việt Nam đã trải qua một bước tiến quan trọng, mở ra một trang mới cho cộng đồng người chơi. Sự kiện đó chính là sự ra đời của GameFi, hoặc còn gọi là trò chơi blockchain.
Từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022, giá trị giao dịch tài sản số ở Việt Nam đã đạt mức 112.6 tỷ USD, cao hơn cả Singapore với 101 tỷ USD. Chỉ trong vài tháng, đã có hơn 600 dự án trò chơi mọc lên, đưa Việt Nam trở thành một trong những khu vực nổi bật nhất. Người đã khởi xướng cho điệu nhảy này chính là Axie Infinity.
Nói về những con số, dự án này đạt doanh thu 1.26 tỷ USD trong năm 2021 (trong đó khoảng 98% đến từ Q3 và Q4), với 2 triệu người chơi chỉ trong giai đoạn alpha. Dự án từ Việt Nam này chính là yếu tố X để phổ biến mô hình “chơi để kiếm tiền” trên toàn cầu. “Hiệu ứng Axie Infinity” là tên gọi cho những thành tựu mà Axie đã đạt được.
Nguồn: Báo cáo Cảnh quan GameFi
Chỉ trong vài tháng, GameFi đã phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, sự phát triển nóng bỏng này tất nhiên dẫn đến những vấn đề:
Các dự án game được chia làm hai loại. Thứ nhất là những dự án nghiêm túc, có kế hoạch phát triển rõ ràng và dài hạn. Thứ hai là các dự án chớp nhoáng, sinh ra với mục đích lừa đảo nhà đầu tư. Không cần nói, bạn cũng đoán được số lượng dự án nghiêng về phía nào nhiều hơn.
Trong khi những dự án dài hạn có vẻ kém hấp dẫn trong giai đoạn uptrend, những 'chiếc bẫy' mang vỏ bọc game lại được quảng cáo rầm rộ, tính năng hấp dẫn dù 10 game như một, cộng thêm chút danh tiếng công nghệ. Đây chính là chiếc bẫy hoàn hảo trong mùa GameFi 2021.
Dự án Blockchain tại Việt Nam: GameFi, xu hướng và lừa đảo
Hệ quả
Lừa đảo không bao giờ mang lại điều tốt. Những dự án scam này, sau khi biến mất, chỉ để lại một đám đông giận dữ. Và khi sự tức giận lấn át lý trí, đám đông sẽ có ác cảm lớn với các dự án đến từ Việt Nam. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến những dự án đang phát triển như Coin98, Axie,... Những dự án này vẫn đang có sản phẩm và tiếp tục phát triển.
Coin98 nhận đầu tư bảy con số từ DWF Labs để thúc đẩy sự chấp nhận Web3 toàn cầu
Ý mình là: Không phải cứ giá token, coin giảm mạnh là lừa đảo. Cuối cùng, quyết định đầu tư phải do chính chúng ta quyết định. Không thể vì một dự án mà quy chụp cả thị trường khu vực là lừa đảo.
Biết rằng tình trạng lừa đảo hiện nay rất phổ biến, nhưng đó là vấn đề chung của crypto và nhiều quốc gia khác. Cách phòng tránh hiệu quả nhất nằm ở sự hiểu biết của chúng ta. Bên cạnh đó, sự phát triển của các cộng đồng văn minh có thể giúp hạn chế các sai lầm tư duy và hiệu ứng FOMO mà bạn có thể mắc phải.
Group mới của nhà Nhện, bạn đã tham gia chưa? :) | https://www.facebook.com/groups/1686503591761859
Đến đây, mình tin sẽ có vài lời phản biện. “Chẳng phải có những trường hợp đội ngũ đứng sau dự án dàn xếp, giả vờ bị hack để bán token khi giá lên cao sao?”. Với những trường hợp như vậy thì sao?
Một số game blockchain Việt bị cáo buộc lừa đảo - VnExpress Số hóa
Đúng là vẫn có những dự án lợi dụng niềm tin của nhà đầu tư, dù có sản phẩm nhưng chỉ để che mắt. Thực ra, loại lừa đảo này không khó phát hiện. Chỉ cần phân tích cơ bản kỹ càng là có thể loại trừ nguy cơ. Ví dụ, dùng các công cụ on-chain để kiểm tra smart contract của dự án (như TokenSniffer). Kiểm tra thông tin trên website, whitepaper của dự án: Đội ngũ phát triển là ai, có kinh nghiệm và ‘tiền sử lừa đảo’ không, đối tác và quỹ đầu tư nào liên kết (kiểm tra chéo trên trang của quỹ), v.v.