Hãy tưởng tượng hai môi trường làm việc khác nhau: một nơi mọi người đều cảm thấy kết nối và hỗ trợ, và một nơi khiến mọi người cảm thấy lạc lõng và cô đơn. Bạn sẽ chọn làm việc ở đâu? Rõ ràng là môi trường đầu tiên, nơi thể hiện rõ nét của Sense of Belonging. Sense of Belonging là gì và tại sao quan trọng? Làm thế nào để nuôi dưỡng Sense of Belonging tại nơi làm việc? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Sense of Belonging là cảm giác thuộc về, đây là trạng thái cảm xúc thể hiện nhu cầu cơ bản của con người, là cảm giác được kết nối, công nhận và trân trọng trong một nhóm. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng, hạnh phúc, năng lượng và hiệu suất làm việc của nhân viên tại môi trường làm việc. Khi cảm thấy thuộc về, nhân viên sẽ làm việc không chỉ vì bản thân mà còn vì công ty.
Hãy tưởng tượng bạn bước vào một căn phòng đầy người xa lạ. Ban đầu, bạn có thể cảm thấy bỡ ngỡ, lo lắng và thậm chí sợ hãi. Tuy nhiên, nếu bạn được chào đón nồng nhiệt, giới thiệu với mọi người và tham gia vào các hoạt động chung, bạn sẽ dần dần cảm thấy thoải mái và tự tin hơn. Đó chính là sức mạnh của cảm giác thuộc về.
Sense of Belonging giúp con người đạt được mức độ nhất định về tình yêu, an toàn, và sự tôn trọng. Khi cảm thấy thuộc về, nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái, lo lắng sẽ tan biến, thay vào đó là sự tự tin vào giá trị bản thân.
Nhân viên sẽ cảm nhận rằng công việc của họ phản ánh giá trị và mục tiêu của công ty. Họ hiểu rằng họ là một phần quan trọng trong hệ thống, thúc đẩy họ tâm huyết và đóng góp nhiều hơn. Với mong muốn phát triển, họ luôn tìm cách cải thiện và đổi mới bản thân mỗi ngày. Cam kết này không chỉ tập trung vào bản thân mà còn hướng đến mục tiêu lớn hơn là dành cho công ty, khách hàng và cộng đồng.
Sự hỗ trợ, động viên, và công nhận từ đồng nghiệp và cấp trên đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định giá trị bản thân và thúc đẩy nhân viên phấn đấu. Cảm giác thuộc về là nền tảng để nhân viên xây dựng mối quan hệ bền vững, chất lượng với đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng.
Cảm giác thuộc về không chỉ là trạng thái tâm lý mà còn mang lại nhiều lợi ích thực tế cho cả nhân viên và công ty.
Khi cảm nhận rằng mình thuộc về, nhân viên thường tỏ ra trung thành và gắn bó lâu dài với công ty hơn. Họ cảm thấy bản thân được đánh giá cao vì những đóng góp cho công ty nên ít khi nghỉ việc hoặc tìm kiếm cơ hội mới. Điều này giúp công ty tiết kiệm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, xây dựng đội ngũ ổn định.
Sự tự giác của Sense of Belonging thúc đẩy động lực để nhân viên làm việc với tốc độ, hiệu suất và chất lượng công việc cao hơn. Từ sự tự tin, trách nhiệm và sự ủng hộ, công nhận từ đồng nghiệp, cấp trên, nhân viên nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình. Từ đó họ không chỉ cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao mà còn tích cực sáng tạo và đưa ra những giải pháp hiệu quả.
Sự cảm nhận thuộc về là nền tảng quan trọng để nhân viên đóng góp nhiều giá trị hơn, khai thác tiềm năng cá nhân để góp phần vào mục tiêu của công ty, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng doanh số bán hàng.
Trải nghiệm khách hàng tuyệt vời không chỉ đơn giản là cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tốt mà còn xây dựng mối liên kết cảm xúc với khách hàng, khiến họ cảm thấy được lắng nghe, đánh giá cao và kết nối với thương hiệu. Khi cảm thấy gắn bó với công ty, nhân viên sẽ luôn chuyên nghiệp, thân thiện, nhiệt huyết và cống hiến hết mình để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Khi được truyền cảm hứng kết hợp với sự hỗ trợ tận tâm từ đồng nghiệp và cấp trên, những thách thức trong công việc trở thành nguồn động viên để nhân viên hăng say cống hiến. Sense of Belonging là yếu tố quan trọng để nhân viên phát huy tiềm năng sáng tạo, đem lại những ý tưởng đột phá và góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty.
Nuôi dưỡng cảm giác thuộc về là một đầu tư đáng giá. Bằng cách xây dựng môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ, công ty có thể kích thích tiềm năng lớn của nhân viên.
Vậy làm thế nào để nuôi dưỡng cảm giác thuộc về cho nhân viên?
Tôn trọng và tin tưởng: Việc tôn trọng ý kiến và đóng góp của mỗi cá nhân, tạo điều kiện để họ phát huy tiềm năng và phát triển bản thân. Sự tin tưởng trao quyền cho nhân viên để họ tự chủ trong công việc và thực hiện quyết định.
Tính công bằng: Đảm bảo công bằng trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ quá trình tuyển dụng, khen thưởng đến thăng tiến. Lãnh đạo nên tạo điều kiện phát triển công bằng cho tất cả nhân viên, áp dụng tiêu chuẩn và quy trình khách quan. Mọi quyết định cần có lý do rõ ràng và giải thích cụ thể cho nhân viên, tránh sự thiên vị, ưu ái, hay phân biệt đối xử dựa trên dân tộc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo, chính trị, văn hóa,...