“Chúng ta sống vì mục đích gì...?”
C
Có bao giờ bạn tự hỏi mình như vậy chưa? Với tôi, mọi thứ trong cuộc sống đều có ý nghĩa riêng của nó. Mỗi thứ sinh ra không chỉ có ý nghĩa tồn tại mà còn có ý nghĩa mà con người gán cho. Ý nghĩa này thay đổi theo quá trình tồn tại, phát triển và suy thoái của sự vật. Ý nghĩa của các thực thể siêu hình hoặc hữu hình mà chúng ta nhắc đến sẽ biến đổi để tạo nên một trật tự mới mà ta gọi là 'sáng tạo'. Ví dụ như sóng rung trong mỗi sự vật, con số, ngữ âm,... tự nó mang một ý nghĩa khi được phát hiện và thêm vào đó là ý nghĩa quy ước mà con người đặt ra để phù hợp với nhu cầu và nhận thức hiện tại.Từ nhận định này, để trả lời câu hỏi“Chúng ta sống để làm gì?”
, tôi lập luận rằng mỗi cá thể sinh ra đã mang trong mình một ý nghĩa tồn tại đặc biệt, chiếm lĩnh một vùng không thời gian nhất định. Ý nghĩa này được phát hiện và tri giác qua nhận thức của con người. Quá trình này liên tục biến đổi. Phải chăng cách mà chúng ta nhận ra ý nghĩa tồn tại đã được lập trình tự động từ khi sinh ra? Trong quá trình trưởng thành, chúng ta va chạm với nhiều cá thể khác, tăng cường nhận thức về sự trùng hợp và khác biệt giữa các bản thể. Từ đó, chúng ta xác định và khẳng định sự tồn tại của mình, đặt ra câu hỏi sâu sắc về ý nghĩa cuộc đời. Chúng ta vừa nhận biết các định nghĩa quy ước, vừa ý thức sâu sắc bản thân qua trải nghiệm và đúc kết cá nhân.Từ những cơ sở đó, tôi cho rằng: Việc một cá thể tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời thực chất là xác định sự tồn tại của mình với mọi thứ xung quanh. Đó là quá trình tự nhận thức và nâng cấp tư duy, tinh thần trong một khoảng thời gian không xác định, tính từ 'kiếp này' (nếu tin theo thuyết luân hồi).
Từ vấn đề ban đầu, nếu chỉ đưa ra ý kiến cá nhân bằng suy nghĩ chủ quan thì cách giải quyết vẫn mang tính suy diễn. Vì vậy, việc phản biện để lật ngược vấn đề và tìm ra bản chất là không thể thiếu. Nhưng, biết được nguyên căn bản chất để làm gì? Giống như việc học để hành, chứ không phải chỉ để biết.“sống”
và ý nghĩa của nó với những lời lẽ mà tôi gọi là“triết học của tuổi trẻ”.Tiếp theo, “Để làm gì? Và không để làm gì?” là điều mình muốn tâm sự nhẹ nhàng ở đây:
Từ khi sinh ra, theo bản năng, chúng ta luôn tìm kiếm lý do và ý nghĩa cho những việc mình làm, để trả lời các thắc mắc, đáp ứng các nhu cầu, mong muốn, “để làm gì, để được gì”. Rồi chúng ta lớn lên, có mục đích riêng cho cuộc đời mình. Đó có thể là để hạnh phúc, để đủ đầy cả về vật chất lẫn tinh thần, để tránh những trải nghiệm không thoải mái, để tiến lên và hướng thượng, hoặc xa hơn là đạt đến mục đích tối hậu trong tâm linh: giải thoát. Chắc hẳn, ai trong chúng ta cũng đôi lần đặt câu hỏi: “Giải thoát để làm gì?”. Mình từng nghĩ “Để thoát khổ ư?”. Nhưng… “Tại sao sống lại khổ?”. Rồi liệt kê hàng loạt những nỗi đau, tổn thương, mất mát… Đấy! Khổ là: X, Y, Z,… Vậy thì... phải đi theo con đường “tứ diệu đế” và “bát chánh đạo” trong Phật học để 'giải thoát'? Và rồi… khi sự hiểu biết, thấu triệt lên đến “tột cùng”, liệu mình còn đặt câu hỏi: “để làm gì?”.
Có ai đó đã nói: 'Nếu vươn tới mặt trăng thì ít nhất bạn cũng sẽ lạc đường nơi những vì sao'. Mình đặt ra mục tiêu đời để không lạc lối giữa hỗn độn, phù hoa chốn nhân sinh và tìm ra con đường đi đến “đích di động”. Vui thay, chính cái đích ấy di động, vận động theo mệnh, theo duyên, theo nhân quả của mình. Và rồi, những câu hỏi, những câu trả lời cứ thế đan xen tạo thành vô số vòng lặp. Mình tự hỏi, chính cái đích kia dẫn lối mình hay chính nó đưa mình vòng quanh lạc lối với những mong cầu, chấp niệm. Sao đích mà lại di động nhỉ? Chợt nghĩ, khi có những bất trắc phát sinh, mình lại: “thôi, buông bỏ đi cho lòng bình yên, vô thường mà!” Vậy, tại sao “vô thường”? À, tại nhân - quả, duyên… chứ không phải do mình, mình “vô ngã”. Đó không phải mình, đó là nhân, quả, duyên của mình. Vậy thì… mình tập trung điều chỉnh 'nhân' là được. Ôi! Mình từng lạc lối trong suy tư của bản thân như thế đấy!
Thế rồi câu hỏi theo thời gian dần chuyển hóa thành:
Có một mục tiêu trong cuộc sống để chúng ta không lạc lối, hay là không có mục tiêu nên chúng ta mới lạc lối?
Hoặc chúng ta không muốn hoặc không cần biết rằng mình đang ở đâu và cũng không muốn hoặc không cần biết khái niệm 'lạc' là gì?
Tôi đã từng phản ứng không tích cực với những tình huống bên ngoài. Tại sao lại như vậy nhỉ? Tôi đã từng tránh hoặc cố gắng giải quyết các xung đột, mâu thuẫn mà không để ý đến việc điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong những tình huống đó. Liệu mục tiêu của tôi có phải là sự hòa bình? Tại sao tôi luôn nhìn vào những điều được xác định là đúng và sau đó cố gắng ép buộc suy nghĩ, phân biệt, trách nhiệm, và đánh giá? Có phải mục tiêu của tôi là sự thông thái và tri thức không? Tâm hồn mong muốn hòa bình, sự thông thái là mục tiêu dẫn lối, nhưng đồng thời lại khiến tôi cảm thấy bất an hơn trong những lúc đối mặt với sự ngẫu nhiên và hỗn loạn, khiến tôi đi tìm sự cân bằng và cuối cùng lại làm tăng thêm sự không an lành trong cuộc sống.
Và một ngày nào đó, sau những trận giông lớn và những thời kỳ hỗn loạn, khi tâm hồn đã được làm mới, tôi nhận ra rằng những câu hỏi không chỉ đơn giản là để tìm câu trả lời, mà còn để tìm kiếm cách giải quyết. Tôi hiểu được ý nghĩa sâu xa của câu “Nghịch lý tối cao của tư duy là nỗ lực khám phá điều mà tư duy không thể hiểu”. Thay vì rơi vào những mâu thuẫn, cuộc đấu tranh trong tâm trí và ký ức, tôi bắt đầu cảm nhận sự toàn vẹn, chân thành từ mọi thứ xung quanh, từ tự nhiên sống động đến những biến đổi nhỏ trong tâm trí hàng ngày. Tôi hiểu rằng mọi vật đều có linh hồn và cuộc sống riêng của chúng, và thông qua những trải nghiệm này, tôi nhận ra sự hoàn hảo tự nhiên của vạn vật, và qua đó tìm thấy trí tuệ thực sự.
Trong một ngày, tôi ngồi trong căn phòng tối tăm, suy nghĩ về bản thân và nhận ra rằng để thấy sáng, ta phải mở lòng mình trước tiên. Ánh sáng không chỉ tồn tại ngoài kia mà còn trong tâm trí chúng ta khi ta tĩnh lặng.
Một ngày, tôi đứng trên đỉnh núi, nhìn xuống dưới và cảm nhận sự vĩ đại của thế giới xung quanh. Cuộc sống không chỉ là cuộc leo núi mà còn là việc nhìn thấy những định kiến và vượt qua chúng để thấy sự rộng lớn của thế giới.
Tháo gỡ những rối loạn, sắp xếp lại trật tự cuộc sống theo cách hợp lý. Sự sáng tạo không chỉ đến từ việc viết lách mà còn từ việc đưa cuộc sống vào đúng tọa độ. Hãy sống hài hòa với thế giới xung quanh, không phải vì điều gì cả.
Tác Giả: Võ Thị Tường Vi