Đề bài: Ý nghĩa chi tiết bát cháo cám trong 'Vợ nhặt' của Kim Lân
Dàn ý
1. Mở bài:
- Kim Lân – một con người một lòng đi về với “thuần hậu phong thủy”, là một cây bút truyện ngắn vững vàng, ông đã viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng.
- “Vợ nhặt” là một truyện ngắn thành công của nhà văn, viết về thời kỳ xảy ra nạn đói năm 1945. Truyện ngắn không chỉ có một tình huống độc đáo mà còn có một chi tiết nghệ thuật đầy ý nghĩa – chi tiết nồi cháo cám.
2. Thân bài:
a) Chi tiết nghệ thuật
- Chi tiết nghệ thuật là những yếu tố nhỏ lẻ của tác phẩm nhưng mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Sức chinh phục của hình tượng nghệ thuật là ở sự truyền cảm thì góp phần quyết định tạo ra sức truyền cảm hấp dẫn, lôi cuốn người đọc là nhờ chi tiết.
b) Chi tiết nồi cháo cám
- Vị trí của chi tiết trong truyện ngắn ( tóm tắt : nằm trong phần 2 của truyện ngắn , cụ thể đó là món ăn duy nhất của cả nhà trong buổi sáng ngày hôm sau )
- Ý nghĩa
+ Đối với gia đình Tràng, nồi cháo cám là món ăn xua tan cơn đói, là món ăn duy nhất của bữa tiệc cưới đón nàng dâu mới về . Trong hoàn cảnh của nạn đói năm 1945, khi mà “Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy”, nồi cháo cám lại là món ăn không thể không có.
+ Qua chi tiết nồi cháo cám, tính cách của nhân vật được bộc lộ :
Bà cụ Tứ: người mẹ đảm đang, yêu thương con hết mực ( mặc dù đã già nhưng bà vẫn dậy sớm chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà; hơn thế nữa khi cái đói đang rình rập bà vẫn cố gắng để có được bữa tiệc cưới giản dị cho con trai của mình) .
Tràng: “Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ”, cách ứng xử này vừa cho thấy Tràng là người chồng có trách nhiệm với nỗi thẹn không thể dành cho người vợ mới cưới của mình một bữa ăn đủ đầy, một tiệc cưới sang trọng ; vừa cho thấy Tràng là người con hết sức khéo léo trong cách cư xử với mẹ, hiểu rõ được hoàn cảnh của gia đình mình.
Vợ Tràng: qua chi tiết này ta càng khẳng định được sự thay đổi về tính cách của vợ Tràng, hết sức ngạc nhiên trước nồi cháo cám nhưng người con dâu mới vẫn điềm nhiên và vào miệng để làm vui lòng mẹ chồng. Điều đó cũng cho thấy vợ Tràng không còn nét cách đỏng đảnh như xưa nữa mà cô đã chấp nhận hoàn cảnh, đã thực sự sẵn sàng cùng gia đình vượt qua những tháng ngày khó khăn sắp tới.
+ Nồi cháo cám là nồi cháo của tình thân, tình người, niềm tin và hy vọng.
+ Chi tiết thể hiện tài năng của nhà văn Kim Lân trong việc lựa chọn chi tiết trong truyện ngắn.
3. Kết bài
- Đánh giá, nhận xét một cách khái quát về chi tiết nồi cháo cám.
Mẫu văn
Có những chi tiết nghệ thuật khiến ta khắc sâu trong lòng vì sức sống mãnh liệt, sức mạnh ám ảnh mà nó mang lại như “bát cháo hành” của Thị Nở trong Chí Phèo (Nam Cao), như “nồi cháo cám” của bà cụ Tứ trong Vợ nhặt (Kim Lân). Nếu bát cháo hành là liều thuốc giải độc cho những “con quỷ dữ” như Chí Phèo để quay về với cuộc sống đức hạnh, thì nồi cháo cám chính là biểu tượng của tấm lòng yêu thương chân thành, đầy cảm động của người mẹ nghèo dành cho con cái trong bữa ăn ngày đói nghèo.
Nhớ lại cuộc đời dài đầy gian truân của bà, có lẽ hiếm khi trên khuôn mặt u tối ấy lóe lên một tia cười? Ngay cả đêm qua, dù con trai đã lấy vợ, trong khoảnh khắc đầu tiên gặp người con dâu mới, nước mắt lo lắng và bi thương của bà vẫn không ngớt dù trong tâm trí có chút “vui vẻ” và hi vọng cho họ. Vậy tại sao trong bữa ăn ngày đói đón dâu mới lại có “nồi cháo cám' với nụ cười tươi tắn làm sáng rọi khuôn mặt già nua, nhẫn nhục của bà? Ta hiểu, không phải bà vui cho bản thân, mà chính là bà muốn tạo niềm vui, dù mong manh, cho con trai và con dâu trong ngày đầu tiên bước vào cuộc hôn nhân. Tấm lòng của người mẹ nghèo dành cho hai đứa con rất đáng cảm phục. Bà đã dậy sớm, sửa soạn nhà cửa, vườn rau, trong bữa cơm kể chuyện vui về tương lai như chuyện nuôi gà … Và “nồi cháo cám” chính là biểu tượng của tấm lòng người mẹ nghèo thương hai đứa con mới bước vào cuộc sống hôn nhân giữa những ngày đói nghèo nhất của năm 1945.
Còn nhớ một điều, đây không phải là một bữa cơm thông thường hàng ngày, mà là bữa cơm đầu tiên đón dâu mới, bữa cơm ngày “nhị hỉ” trọng đại theo phong tục Việt Nam. Chính đêm qua, bà đã nói với người phụ nữ bất ngờ trở nên thân thiết: “Thật ra mẹ phải có nhiều mâm, mời bà con họ hàng, nhưng bữa cơm đó phải trọn vẹn, nhưng vì đang trong những ngày đói nên chỉ có “một nồi cháo lõng bõng, một chồn rau chuối thái rối ăn với muối trắng”. Ba mẹ con vui vẻ nhưng trống mẹt đã hết, không còn gì trên cái mẹt rách được dùng làm đĩa. Một tình trạng bất ổn sẽ xảy ra trong bữa cơm đám cưới, điều này, bà đã nhìn thấy trước, và với tấm lòng yêu thương của mình, bà đã cố gắng “cứu vớt” nó, với mục đích là để cho con trai và con dâu có niềm vui trọn vẹn trong ngày đầu tiên bước vào cuộc hôn nhân. Nồi cháo cám được bà làm ra là nhờ tấm lòng yêu thương chân thành của bà, cũng như tư duy hồn nhiên của bà – những bà mẹ nông dân suốt đời sống trong cảnh nghèo khó.
Đó là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, mà ta thường thấy ở cây bút viết truyện ngắn tài năng của Việt Nam: nhà văn Kim Lân.
Nguồn: Sưu tầm