Yên Tử
Dãy núi này từng liên quan sâu sắc đến gia tộc Trần trong lịch sử của Việt Nam và là nơi gắn bó với Thiền phái Trúc Lâm.
Địa lý
Dãy Yên Tử thuộc vào cánh núi Đông Triều, một trong bốn cánh núi chính của vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam. Dãy núi có dạng dốc từ phía đông sang phía tây, với độ cao trung bình trên 600 m so với mực nước biển; điểm cao nhất là đỉnh Yên Tử (1.068 m) và điểm thấp nhất là khu vực Côn Sơn – Kiếp Bạc (200–238 m), gần sông Lục Đầu.
Phía nam của dãy núi (hay còn gọi là sườn Đông Yên Tử) chủ yếu thuộc tỉnh Quảng Ninh và một phần nhỏ nằm trong tỉnh Hải Dương, còn phía bắc (hay còn gọi là sườn Tây Yên Tử) nằm trong tỉnh Bắc Giang.
Lịch sử
Yên Tử trong lịch sử luôn là trung tâm Phật giáo quan trọng của đất nước, liên quan đến nhiều công trình kiến trúc cổ, được xây dựng qua các thời kỳ lịch sử khác nhau (như thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn).
Năm 1294, sau khi vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con trai là Trần Thuyên (vua Trần Anh Tông) và trở thành Thái thượng hoàng, ông xuất gia tu hành tại cung Vũ Lâm, Ninh Bình. Năm 1299, ông đến Yên Tử, nhận pháp hiệu là Hương Vân đại đầu đà hay Trúc Lâm đại đầu đà, thu hút nhiều đệ tử. Tại đây, ông đã xây dựng hệ thống chùa, am, tháp và sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, một dòng thiền Phật giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam tồn tại đến ngày nay.
Sách Đồng Khánh địa dư chí mô tả về Yên Tử như sau:
Núi Yên Tử (Yên Tử sơn): ở địa phận tổng Bí Giang. Núi kéo dài hơn 10 ngọn, cao nhất là ngọn Yên Tử. Theo truyền thuyết, An Kỳ Sinh tu luyện thành tiên ở địa phương này nên có tên gọi là núi An (Yên) Tử. Năm Hồng Vũ thứ 3 (1379), nhà Minh sai sứ đến làm lễ tế và vẽ hình thế núi sông ở đây mang về. Năm Tự Đức thứ 3 (1850), bộ Lễ vâng lệnh vua xếp núi này vào danh sơn và ghi vào sách thời vụ.
- - Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử
- Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử
- Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc
- Thiền phái Trúc Lâm