Chào các bạn, Mình là Nguyên, sinh năm 1990, đến từ Đà Lạt, hiện đang sống và làm việc tại Sài Gòn. Mình từng học ngành Khoa học và Kỹ thuật máy tính tại ĐH Bách khoa TP. Hồ Chí Minh. Hiện tại, mình là một Food Stylist và đã theo đuổi nghề này được 4 năm.
“Đam mê” chính là lý do khiến mình từ một sinh viên chuyên ngành Khoa học và Kỹ thuật máy tính chuyển hướng trở thành một Food Stylist. Với mình, làm một công việc không biết chán thì mới có thể thành công. Trong thời gian học ngành máy tính, mình không tìm thấy điều đó. Thực ra cũng không hẳn là đâm ngang, vì từ nhỏ mình đã thích xếp đặt đĩa đồ ăn cho đẹp mắt. Bây giờ, mình chỉ đang hiện thực hóa đam mê đó. Cuộc sống của mình đã có nhiều chuyển biến tốt đẹp hơn khi mình theo đuổi nghề Food Stylist. Hiện tại, mình thấy vui vì được làm công việc yêu thích, trải nghiệm nhiều thứ mới mẻ và dành trọn thời gian cho công việc thú vị này.
Các bạn có biết Food Stylist là gì không? Food Stylist là người làm đẹp cho món ăn, trang trí và tạo phong cách hấp dẫn cho món ăn qua các hình ảnh trên menu nhà hàng, trong sách hướng dẫn nấu ăn hay các chương trình quảng cáo để gây ấn tượng với thực khách.
Công việc chính của một Food Stylist là trang trí, bày biện đồ ăn thật hấp dẫn, lên ý tưởng và hướng dẫn chụp ảnh để quảng bá hình ảnh, khẳng định thương hiệu cho các nhà hàng, quán ăn hoặc các công ty chuyên về ẩm thực thông qua những hình ảnh món ăn trên menu nhà hàng, trong sách hướng dẫn nấu ăn hay các chương trình quảng cáo. Nói đơn giản hơn, Food Stylist là người chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để món ăn lên ảnh đẹp nhất.
Là một người trẻ theo đuổi nghề khá mới lạ tại Việt Nam, mình gặp phải một số khó khăn nhất định. Khó khăn ban đầu lớn nhất là tiếp cận các kiến thức về nghề. So với các nghề khác, Food Stylist vẫn là một nghề mới, tài liệu liên quan không nhiều và chủ yếu tập trung vào các món ăn phương Tây – nơi nghề này ra đời. Muốn trở thành Food Stylist ở Việt Nam, bạn phải tự tìm hiểu nhiều hơn để xử lý được các món ăn.
Tùy vào yêu cầu công việc, quá trình trang trí món ăn sẽ khác nhau. Thông thường, nó bắt đầu từ ý tưởng, bố cục, sau đó là chuẩn bị nguyên liệu, thử nghiệm công thức, cách làm và cuối cùng là hoàn thiện món ăn tại studio.
Là công việc 'trang điểm' cho đồ ăn, đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng. Cách trang trí món ăn của mình chịu ảnh hưởng nhiều từ các stylist nổi tiếng trên thế giới, nên mình chưa dám nhận mình là người sáng tạo. Hằng ngày, mình tìm kiếm hình ảnh mới trên mạng và nghĩ cách áp dụng vào công việc. Thỉnh thoảng, mình hợp tác làm một số dự án cá nhân theo hướng food art để thử nghiệm điều mới, tỉ lệ thành công không cao nhưng điều đó làm mình yêu công việc hơn.
Do là đồ ăn nên để lâu sẽ không còn giữ nguyên được hình dạng ban đầu, công việc của
mình
đòi hỏi sự kiên nhẫn và bình tĩnh
,
do đó Làm thế nào để giữ thực phẩm trông sống động và tươi ngon qua từng bức hình? Đây là câu hỏi liên quan nhiều đến kiến thức bếp và tùy thuộc vào từng Stylist. Ví dụ, để bảo quản rau gia vị tươi lâu, mình thường trồng hoặc mua cây mang theo khi chụp hình. Khi chụp lá sen hay trà xanh, mình cũng áp dụng cách này. Với những món không thể giữ lâu như kem, mình thường sử dụng kem giả để duy trì hình ảnh lâu hơn mà không tốn kém nhiều.
không chỉ là 'đạo diễn' chính tạo nên những bức hình hấp dẫn về thức ăn mà mình còn tạo hình món ăn trong các TVC quảng cáo cho nhiều thương hiệu khác nhau nữa.Do đó, mình thường nhận được câu hỏi từ các bạn trẻ: “G
iữa việc tạo hình chụp ảnh và tạo hình động quảng cáo có gì khác nhau?
”
Và mình xin trả lời như sau: “Để trở thành Food Stylist, bạn nên hiểu rõ về đồ ăn trước rồi mới làm đẹp cho chúng. Sẽ rất khó khăn nếu không có nền tảng kiến thức về bếp mà làm Food Stylist. Mình đã tìm hiểu tiểu sử các Food Stylist trên thế giới, họ có nhiều xuất phát điểm khác nhau như từ graphic design, art director, photographer... nhưng đa phần vẫn từ các trường đào tạo ngành đầu bếp. Do đó, bạn có thể coi Food Stylist là 'một người đầu bếp không biết nấu ăn'.
Để trở thành một Food Stylist, mình nghĩ ban đầu cần bổ sung kiến thức về ngành ẩm thực. Nếu có kinh nghiệm thực tế càng tốt, vì bạn không thể làm nghề mà không hiểu rõ về những vấn đề cần xử lý. Sau đó, hãy luyện tập không ngừng. Mình tin rằng thành công phần nào là do may mắn, nhưng phần lớn còn là do sự chăm chỉ và nỗ lực của bản thân. Chúc các bạn sớm đạt được thành công trên con đường trở thành Food Stylist chuyên nghiệp nhé!
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Mytour với mục đích chăm sóc khách hàng và chỉ dành cho khích lệ tinh thần trải nghiệm du lịch, chúng tôi không chịu trách nhiệm và không đưa ra lời khuyên cho mục đích khác.
Nếu bạn thấy bài viết này không phù hợp hoặc sai sót xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email [email protected]