( Có nên tham gia câu lạc bộ trên đại học? )
Đừng tham gia câu lạc bộ chỉ vì chứng chỉ - đó chỉ là một tờ giấy xác nhận rằng bạn đã tham gia. Đừng học đại học chỉ vì bằng cấp - vì đó cũng chỉ là một tờ giấy xác nhận rằng bạn đã học tại một trường nào đó. Hãy tham gia câu lạc bộ vì đó là điều bạn muốn. Vì nếu bạn không thử, bạn sẽ không bao giờ biết được khả năng của mình là gì?
01.
Bạn có cảm thấy quen không? Có gì khác biệt khi bạn lo sợ trong việc chọn một trường đại học từ hàng chục trường mà bạn không biết nên chọn trường nào? Trong trường, mọi thứ được chia thành từng chuyên ngành. Thật là thú vị phải không? Thôi, chỉ cần chọn một cái vậy!
02. Khi bạn lựa chọn một điều gì đó mà không có tiêu chuẩn, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm với những hậu quả không lường trước. Ví dụ, trong tình yêu, bạn quá buồn chán và muốn tìm một người để tạm thời yêu thương. Bạn nhận được và mất gì từ mối quan hệ tạm bợ ấy? Bạn chọn một trường, một ngành mà không biết lý do, bạn có đảm bảo rằng bạn sẽ hạnh phúc với nghề nghiệp và sống với lí tưởng của ngành đó. Quay trở lại với câu lạc bộ, bạn tham gia mà không biết lý do, bạn có chắc rằng bạn sẽ học được gì, trở thành ai? Sớm muộn gì, bạn cũng sẽ hối hận về quyết định của mình.
03. Khủng hoảng của sự lựa chọn.
Thế hệ Z đang đối mặt với một thách thức lớn: sự quá tải của sự lựa chọn. Chúng ta không còn phải lo lắng về việc thiếu thốn như những thế hệ trước đó, nhưng thay vào đó, chúng ta phải đối mặt với áp lực lựa chọn quá nhiều. Điều này làm cho việc lựa chọn trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Do đó, việc chọn lọc một cách có chủ đích là rất quan trọng trước khi chúng ta bước vào những quyết định.
04. Có nên tham gia câu lạc bộ trên giảng đường đại học?
Chắc chắn là có.
Khi tham gia câu lạc bộ, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích như:
+ Phát triển bản thân: từ thái độ đến kỹ năng. Dù bạn không biết điều gì, đừng ngần ngại hỏi, vì luôn có người sẵn lòng trả lời. Đừng để bản thân bị kìm hãm bởi sự ngần ngại, và hãy nhớ rằng “Ngại là dấu hiệu của sự ngu xuẩn.” Các đàn anh, đàn chị sẽ hỗ trợ và chỉ dẫn bạn qua từng bước cần thiết, từ cách quản lý dự án trên Google Drive đến cách tạo mối quan hệ với mọi người…
+ Mở rộng mối quan hệ: Tham gia câu lạc bộ, bạn sẽ làm quen với nhiều tiền bối, hậu bối, thậm chí là các bạn cùng khoa và các giáo viên trong trường…
+ Thể hiện bản thân: Nếu bạn có năng khiếu ở bất kỳ lĩnh vực nào như âm nhạc, hát hò, vẽ tranh, thiết kế,… bạn đều có cơ hội để phát huy và giữ gìn những tài năng ấy.
…. Còn rất nhiều lợi ích khác nên tôi để ba dấu chấm ở đây để các bạn tự tìm hiểu nhé!
KHOAN CHỜ MỘT CHÚT… LIỆU RẰNG EM CHỈ NHẬN MÀ KHÔNG ĐỀ XUẤT GÌ?
Tham gia, bạn sẽ đầu tư thời gian, tiền bạc, công sức, thậm chí là sức khỏe của mình.
05. “Có nên tham gia câu lạc bộ trên giảng đường đại học?”
Không.
Chọn một câu lạc bộ giống như chọn một công ty để làm việc. Nhiều người chỉ chọn một cách bừa bãi, giống như cách họ chọn nguyện vọng mà không suy nghĩ, sau đó phải chịu trách nhiệm cho quyết định của mình.
Khi mới vào năm nhất đại học, tôi tham gia cùng một lúc 04 câu lạc bộ và rơi vào tình trạng loãng cho đến khi tôi nhận ra mình không biết mình thích gì, muốn gì, chỉ muốn có thành tích cá nhân. Những buổi họp dài dòng, thiếu tập trung, thời gian trôi qua trong những câu chuyện vô bổ. Những buổi tụ tập muộn, tôi phải về nhà mệt mỏi. Liệu có đáng để đánh đổi sức khỏe lấy “kinh nghiệm” và “kiến thức”?
Trong kỳ nghỉ Tết, tôi trò chuyện với em họ, một sinh viên năm hai. Em kể về những vấn đề trong câu lạc bộ mà em đảm nhận chức Phó Chủ nhiệm. Em phải đối diện với sự thiếu tôn trọng và sự độc đoán từ người chủ nhiệm mới lên. Em quyết định rời bỏ câu lạc bộ sau những cố gắng gặp gỡ và giải quyết vấn đề với người lãnh đạo.
Tôi thấy em ngồi viết đơn xin rời câu lạc bộ đến khuya. Em chia sẻ rằng sau cuộc trò chuyện với tôi, em cảm thấy nhẹ nhàng hơn và quyết định rời bỏ câu lạc bộ. Em nhận ra rằng buông bỏ không phải là thất bại khi không còn phù hợp nữa.
Tối đó, em viết đơn xin rời câu lạc bộ. Em viết lời cảm ơn chân thành và chia sẻ cảm xúc của mình. Em biết rằng không bao giờ là quá muộn để buông bỏ điều gì đó không phù hợp nữa.
Tôi và em giống nhau. Cuối cùng, tôi đã có đủ dũng cảm để rời bỏ những thứ không phải của mình. Sau khoảng thời gian đó, tôi tự tìm kiếm một môi trường mới và may mắn khi gia nhập cộng đồng Viết lách mỗi ngày, Spiderum,… - nơi tôi có thể sáng tạo nội dung mà vẫn được kết nối với cộng đồng của mình. Không ai cô đơn ở đó, chỉ là liệu em có dám bước ra đi tìm kiếm mảnh đất của riêng mình thay vì chỉ ngồi đợi chờ trong sự lạc lối?
06. Làm thế nào để tìm được nơi thuộc về của mình?
Xác định tiêu chí quan trọng
Để thành công, bên cạnh yếu tố nội tại và sự nỗ lực, việc tìm kiếm một môi trường tốt và một người hướng dẫn đúng đắn cũng quan trọng. Mentor của tôi từng hỏi tôi rằng: 'Dấu hiệu nào khiến bạn gắn bó và ở lại với một tổ chức lâu dài?'
Nếu em đến vì kiến thức, khi có kiến thức, em sẽ ra đi
Nếu em đến vì kỹ năng, khi có kỹ năng, em sẽ bước tiếp.
Nếu em đến vì trải nghiệm, khi có trải nghiệm em sẽ dần rời bỏ.
Em đến vì điều gì, em sẽ rời bỏ vì điều đó.
Chỉ khi em đến với giá trị, em mới có thể gắn bó và ở lại lâu dài, kiên định.
Ví dụ: Giá trị của em là phát triển bản thân, nhiệt tình, và sự thấu hiểu.
Sứ mệnh của câu lạc bộ có phản ánh được giá trị đó không?
Khi truy cập vào trang web của các công ty, tổ chức, em sẽ thấy phần 'Về chúng tôi' luôn có phần Sứ mệnh và Tầm nhìn của tổ chức.
Em có thể tham gia một khoảng thời gian để thử nghiệm, giống như khi đi làm, em sẽ có thời gian thử việc ba tháng để xem liệu mình hợp với văn hóa của câu lạc bộ không? Nếu cảm thấy không phù hợp, hãy mạnh dạn rút lui.
Xác định mục tiêu rõ ràng
Em tham gia câu lạc bộ với mục đích gì?
Để trải nghiệm, phát triển bản thân, giao lưu kết bạn với anh chị, hoặc chỉ để vui…. Xác định mục tiêu rõ ràng sẽ giúp em không phí thời gian cho những việc không cần thiết. Tham gia câu lạc bộ là một sự lựa chọn tự nguyện, em không phải chịu bất kỳ ràng buộc nào ngoài những quy định của tổ chức.
Quy trình tuyển thành viên thường bao gồm các bước sau:
01.Vòng đơn (Form Application):
Đây là bước đầu tiên, em sẽ điền thông tin cơ bản giống như khi gửi CV đến nhà tuyển dụng. Đây cũng là cơ hội để nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về em.
Nếu em không có kinh nghiệm trước đó, vẫn có thể tham gia. Yên tâm rằng sẽ luôn có dự án phù hợp với em, với những người mới và không có kinh nghiệm. Quan trọng nhất là em cần có thái độ cầu tiến và sẵn lòng học hỏi.
Tôi nhớ một câu chuyện của bạn V, cô ấy có học lực xuất sắc nhưng đã từ bỏ một dự án mà cô ấy muốn tham gia vì không phù hợp. Việc phù hợp mới là quan trọng nhất để quyết định liệu nên chọn hay không chọn một điều gì đó.
02. Vòng phỏng vấn (Interview):
Sau khi vượt qua vòng đơn, phỏng vấn là cơ hội để nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về em. Đây không chỉ là việc nhìn vào CV mà còn là cơ hội để giao tiếp và trao đổi ý kiến.
03. Vòng teamwork/challenge:
Đây là giai đoạn thử nghiệm kéo dài từ 01-02 tuần. Các em sẽ tham gia vào một dự án mini và làm việc nhóm dưới sự hỗ trợ của các mentor. Mục tiêu của vòng này là kiểm tra thái độ, khả năng làm việc nhóm và xử lý xung đột.
Khi không biết mình thích gì, tôi sẽ thử tất cả các lĩnh vực. Sau một thời gian, tôi nhận ra mình thích sáng tạo và tự do nên phù hợp nhất với Nội dung và Truyền thông.
Không có câu lạc bộ hoàn hảo, không có môi trường hoàn hảo. Chúng ta chỉ có thể học cách thích nghi và thay đổi để phù hợp với tình huống.
Đừng tham gia câu lạc bộ chỉ để có chứng chỉ. Hãy tham gia vì đam mê. Nếu không thử, bạn sẽ không biết được sở trường của mình là gì?
Nguồn: Khanh Linh Truong - Đại Học Đừng Học Đại