Câu hỏi về chi phí sinh hoạt hàng tháng của du học sinh tại Đức được đặt ra nhiều nhất. Theo tôi, chi phí này ở Đức khá hợp lý so với nhiều quốc gia khác. Đặc biệt, du học sinh có thể làm thêm việc để tự túc tài chính. Dưới đây là các khoản chi tiêu hàng tháng ở Đức.
1. Tiền Thuê Nhà và Phí Khác
Đây là khoản chi lớn nhất mà tôi phải trả hàng tháng. Hiện tại, tôi ở kí túc xá của trường với chi phí 260 euro/tháng, bao gồm cả điện, nước, mạng và dịch vụ dọn dẹp hàng tuần. Chi phí giặt đồ là 1,50 euro/lần giặt và tiền radio là 17,50 euro/tháng. Tôi chia tiền này với 2 bạn cùng phòng.
– Chi phí giặt đồ: Mỗi tuần tôi giặt 1 lần, tổng chi phí giặt đồ mỗi tháng là 6 euro.
– Tiền Radio: Mỗi tháng tôi trả khoảng 6 euro cho tiền Radio.
=> Chi phí ở: 272 eu/ tháng.
2. Tiền Bảo hiểm y tế
Khoản tiền cao thứ nhì phải trả hàng tháng là bảo hiểm y tế ( Krankenversicherung). Đây là khoản phí bắt buộc nếu bạn là sinh viên đang học tại Đức. Hiện tại mình dùng bảo hiểm của hãng TK và mỗi tháng mình phải trả 92,29eu.
3. Phí xây dựng trường và vé kỳ
Hay còn gọi là Semesterbeitrag và Semesterticket. Trừ bang Baden-Wüttemberg thu học phí 1500eu/kỳ với sinh viên nước ngoài không thuộc khối EU ra, thì đa số các trường Đại học ở Đức sẽ miễn học phí cho bạn, nếu bạn đủ điều kiện theo học ở trường.
Mỗi kì, trường chỉ thu một khoản phí gọi là Semesterbeitrag là 153,69eu. Ngoài ra, là sinh viên mình sẽ được mua vé kỳ (Semesterticket) với giá 156,90euro.
=> Chi phí trung bình hàng tháng: (153,69+156,90)/6 = 51,77eu.
4. Tiền điện thoại
Ở Đức, có nhiều gói cước điện thoại với giá khác nhau từ các nhà mạng. Tùy vào nhu cầu và sự thường xuyên sử dụng, bạn có thể chọn gói cước phù hợp. Mình sử dụng gói cước 9,99eu/tháng của Premium, bao gồm 3GB LTE và gọi, nhắn tin miễn phí tới mọi mạng.
5. Tiền ăn
:):vMình không thích ăn bánh mỳ, nên thường nấu cơm để ăn. Lịch học của mình rất dày đặc, từ 8h sáng đến tối nên buổi trưa, mình thường ăn ở căn-tin của trường với bạn bè vì không có thời gian nấu ăn. Mình chỉ ăn buổi tối và sáng ở nhà, và cuối tuần thì tự nấu ăn. Thỉnh thoảng, bạn bè cùng tụ tập hàn huyên, trò chuyện.
Chi phí ăn uống của mình dao động từ 80-120eu/tháng, tùy thuộc vào việc đi ăn ngoài nhiều hay không.
=> Tính trung bình là 100eu cho tiền ăn uống.
6. Vật dụng cá nhân sinh hoạt
Bao gồm chi phí mua mỹ phẩm, đồ dùng cá nhân cho sinh hoạt... Mình không mê đồ hiệu nên chỉ sử dụng những đồ cần thiết, phù hợp với túi tiền của mình. Vì không phải tháng nào cũng phải mua, nhưng tính trung bình thì khoảng 20eu/tháng.
7. Chi phí khác phát sinh
Khoản chi phí khó lường trước: tiền du lịch, quà cáp, thuốc men, áo quần... Trung bình 50eu/tháng.Các khoản chi phí tối thiểu của sinh viên: Tiền nhà ở: 272€, BHYT: 92,29€, Semesterbeitrag/ticket: 51,77€, Điện thoại: 9,99€.
Tiền nhà ở: 272€Tiền BHYT: 92,29€Semesterbeitrag/ticket: 51,77€Điện thoại: 9,99€-Tiền ăn: 100€
-Nhu yếu phẩm: 20€
-Chi phí phát sinh: 50€
=> Tổng: 596.05€ ( làm tròn là 600€, tính theo tỷ giá Euro 26,5 ngàn đồng/Euro thì là cỡ 15,9 triệu/ tháng)Đây là chi phí sinh hoạt hàng tháng của mình, mình cũng không phải là đứa mê mua sắm, mà chỉ mua những thứ cần thiết và mình thực sự cần nên mình thấy 600€ là mình sống thoải mái, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng rồi. Tuỳ vào nhu cầu của bạn ít hay nhiều, thì các khoản phí sẽ tăng và giảm theo từng bạn, nó cũng phụ thuộc vào mức độ tiết kiệm của bạn nữa.
Hy vọng, bài viết của mình sẽ giúp các bạn có giấc mơ du học Đức có thêm thông tin tham khảo, và có định hướng rõ ràng hơn về vấn đề tài chính khi đi du học. Cảm ơn các bạn đã đọc bài nhé!
Tác giả: Hạnh Nguyễn
Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Mytour với mục đích chăm sóc khách hàng và chỉ dành cho khích lệ tinh thần trải nghiệm du lịch, chúng tôi không chịu trách nhiệm và không đưa ra lời khuyên cho mục đích khác.
Nếu bạn thấy bài viết này không phù hợp hoặc sai sót xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email [email protected]