Lĩnh vực Nhân sự ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều người trong những năm gần đây. Điều này không chỉ bởi doanh nghiệp đang tập trung vào hoạt động nhân sự một cách toàn diện hơn, mà còn do sự xuất hiện của nhiều influencers làm công việc săn tuyển hoặc chia sẻ về ngành này trên các nền tảng như Tiktok và LinkedIn. Người trái ngành ngày nay quan tâm đến lĩnh vực nhân sự nhưng thường gặp khó khăn khi bắt đầu, vì vậy bài viết này sẽ chia sẻ những bước cơ bản mà họ cần chuẩn bị để bước vào ngành này.
Một chút về bản thân tôi: Tôi sắp tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị nhân sự, có kinh nghiệm làm việc tại doanh nghiệp tuyển dụng (TopCV) và đã có nhiều năm tiếp xúc với các chuyên gia nhân sự tại các doanh nghiệp.
1. Hiểu Rõ Và Đủ Về Đặc Điểm Của Ngành Nhân Sự.
Các thế hệ khác nhau thường có những hiểu lầm khác nhau về công việc trong ngành nhân sự.
Thế hệ lớn (6x-7x-8x) thường liên kết ngành “nhân sự” với “hành chính nhân sự”. Điều này phần nào do công việc và môi trường làm việc của họ. Trước đây, nhân sự tập trung chủ yếu vào hành chính như hợp đồng, lương bổng, chính sách lao động, chưa chú trọng đến việc phát triển nhân tài, đào tạo…
Thế hệ trẻ (9x-2k) thì thường hiểu làm nhân sự là làm tuyển dụng. Nhiều người nghĩ rằng nhân sự chỉ là việc tìm kiếm nhân sự cho công ty, lọc CV, phỏng vấn. Tuy nhiên, công việc nhân sự bao gồm nhiều hơn thế, như chính sách phúc lợi, đào tạo, phát triển nhân tài, hành chính, văn hóa doanh nghiệp và nhiều mảng khác.
Để bắt đầu trong lĩnh vực nhân sự, quan trọng là bạn nên dành thời gian để hiểu rõ công việc và các chức năng khác nhau. Nếu bạn giỏi tiếng Anh, có thể tìm kiếm từ khoá “quản lý nhân sự” trên Google để tìm hiểu thêm. Hoặc bạn có thể đọc tiếp bài viết này và tham khảo các tài liệu tiếng Việt dưới đây.
Một bộ phận nhân sự chuyên nghiệp trong một công ty lớn thường bao gồm 7 chức năng chính:
- 1. Tuyển dụng và giữ chân nhân tài (recruiting, retaining) 2. Gắn kết nhân viên (employee engagement) 3. Quản lý hiệu suất (performance management) 4. Lương bổng và phúc lợi (compensation & benefits) 5. Phát triển và đào tạo (development & training) 6. Quản trị rủi ro, an toàn lao động (risk management, health & safety) 7. Kiểm toán và tuân thủ pháp luật (audits and legal compliance)
Người có tính cách nào thì phù hợp với nghề nhân sự?
Có những hiểu nhầm về tính cách phù hợp với công việc nhân sự. Ví dụ, một số nghĩ rằng người làm nhân sự cần tỉ mỉ, chi tiết, ít nói, làm việc với giấy tờ nhiều. Trong khi đó, người khác cho rằng người làm nhân sự cần hướng ngoại, giỏi nói trước đám đông, thấu hiểu cảm xúc người khác. Thực tế, các tính cách khác nhau có thể phù hợp với các công việc khác nhau trong nhân sự.
Tính cách của bạn thuộc nhóm nào trong 6 nhóm?
- Người có sở thích nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi có thể phù hợp với công việc phát triển và đào tạo, thiết kế và triển khai các chương trình đào tạo cho doanh nghiệp.
Xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp trong lĩnh vực nhân sự là quan trọng.
Sau khi bạn đã hiểu rõ về các công việc trong nhân sự và tính cách của mình phù hợp với mảng nào, việc tiếp theo là xây dựng mạng lưới quan hệ trong ngành. Điều này giúp bạn học hỏi từ những người có kinh nghiệm và có thể giới thiệu việc làm liên quan đến nhân sự cho bạn.
- Có một số cộng đồng và cá nhân nổi tiếng trong lĩnh vực nhân sự mà bạn có thể kết nối:
VNHR (Link Vnhr) là một trong những cộng đồng lớn và uy tín trong lĩnh vực nhân sự, có nhiều chuyên gia có kinh nghiệm tham gia.
Nhóm Facebook HRShare (Link Facebook) và chuyện nghề nhân sự (Link) có hơn 100K thành viên, thường chia sẻ và giải đáp các vấn đề liên quan đến công việc này trên mạng xã hội. Bạn cũng có thể tìm kiếm nhóm khác trên Facebook và Linkedin (Link Linkedin).
Adele Doan: https://www.linkedin.com/in/adeledoan/
Bùi Đoàn Chung: https://www.linkedin.com/in/buidoanchung/
Một cách tổng quát, hãy cố gắng để khi mở Facebook, Youtube, Tiktok và LinkedIn của bạn, bạn thấy nhiều thông tin về lĩnh vực nhân sự, đó chính là bắt đầu xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp.
Phát triển kỹ năng chuyển từ công việc cũ sang nhân sự có thể thách thức, nhưng không phải là không thể.
Nhiều người lo lắng khi chuyển từ lĩnh vực khác sang nhân sự có thể bắt đầu lại từ đầu. Nhưng có cách để giải quyết.
Để phát triển, học kiến thức về nhân sự, đọc sách và tham gia các khóa học. Xây dựng mạng lưới quan hệ và sử dụng kỹ năng có sẵn từ công việc trước để áp dụng trong nhân sự.
- Kỹ năng truyền thông và marketing có thể áp dụng trong hỗ trợ tuyển dụng và tìm kiếm ứng viên hiệu quả.
Dưới đây là danh sách các kỹ năng lõi quan trọng cho người làm nhân sự:
- Phân tích và thấu hiểu, quản trị thương hiệu, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tạo ảnh hưởng và thuyết phục, quản trị sự thay đổi, giải quyết vấn đề, hiểu biết đa ngành và sử dụng công nghệ.
Các sách và khóa học để tìm hiểu thêm về ngành nhân sự.
Nếu bạn giỏi tiếng Anh, việc tìm hiểu về quản lý nhân sự trên Google sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích. Nếu muốn tìm tài liệu tiếng Việt, dưới đây là một số gợi ý (lưu ý, các link có thể chứa liên kết affiliate):
Sách nghiên cứu về nghề nhân sự.
- Nghề Nhân sự Việt là một cuốn sách do cộng đồng VNHR viết, giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Nhân sự.
Phương pháp quản lý mục tiêu và đánh giá nhân sự theo MBO là một mô hình quản lý phổ biến, giúp bạn hiểu cách sử dụng công cụ MBO trong công việc nhân sự.
- Người trong muôn nghề giúp bạn thấu hiểu nhiều hơn về các nghề khác nhau, giúp việc làm nhân sự trở nên đa chiều.
Cuốn sách Định vị bản thân của Tuấn Anh hướng dẫn cách xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội, rất hữu ích cho các influencer và người muốn phát triển thương hiệu cá nhân.