'Luật học thấy khó', 'học Luật khô khan lắm', 'học Luật phải nhớ nhiều', 'học Luật toàn chữ là chữ', 'em không hợp với ngành Luật' ... đây chỉ là một vài chia sẻ của các bạn sinh viên khi chia sẻ về những khó khăn trong việc học Luật mà mình có dịp tiếp xúc và trao đổi. Những tưởng chỉ có những bạn sinh viên mới nhập học mới chia sẻ vậy, mình còn được nghe từ các bạn năm thứ 2, năm thứ 3 và thậm chí là sắp ra trường. Và như một cứu cánh, một số bạn cho rằng việc học thêm một bằng Đại học nữa hay học văn bằng 2 có thể sẽ giúp các bạn chọn đúng ngành học mình yêu thích để ra làm công việc mà mình mong muốn. Liệu đây có phải là một cách giải quyết phù hợp hay không?
Bật mí thêm cho các bạn, người viết bài này hiện đang là sinh viên khoa Luật năm cuối sắp ra trường (hy vọng là vậy) và đang học song song ngành thứ hai là Tài chính Quốc tế. Bài viết được thực hiện khi người viết bài tay trái vẫn đang mở sách luật tra từng điều luật và tay phải thì bấm máy tính và vẽ biểu đồ trên Excel cho môn Phân tích Báo cáo Tài chính ()
Từ góc nhìn và trải nghiệm của một sinh viên Luật mà lại theo đuổi ngành Tài chính, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một vài điều cần lưu ý và cân nhắc kỹ để quyết định xem có nên theo học ngành học thứ hai ở trường Đại học hay không:
- Ưu điểm: Học hai ngành thì sẽ có nhiều lợi thế hơn là học một ngành rồi. Thứ nhất, học hai ngành thì bạn sẽ biết nhiều hơn thay vì chỉ mỗi ngành Luật. Việc học cùng lúc hai lĩnh vực khác nhau sẽ giúp bạn gia tăng kiến thức chuyên ngành, mở rộng góc nhìn khi giải quyết vấn đề, học được cả cách tư duy và định hướng của ngành kia. Thậm chí, kiến thức của hai ngành còn có thể hỗ trợ cho nhau cho công việc sau này. Ví dụ điển hình nhất là combo Luật + Tài chính: những người làm Tài chính thì không thể không biết đến luật mà còn phải vận dụng thường xuyên vào trong công việc hàng ngày.
Thứ hai, học xong hai ngành thì sẽ được hai bằng Đại học (oai phải biết). Bên cạnh việc biết nhiều kiến thức hơn thì việc có hai chiếc bằng Đại học trong tay cũng giúp bạn có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn so với những ứng viên khác. Bạn có thể làm công viêc theo chuyên ngành một, hoặc chuyên ngành hai hoặc công việc đòi hỏi kiến thức của cả hai ngành.
Mở rộng mối quan hệ và kết thêm bạn mới khi học hai ngành hoặc văn bằng 2 ở Đại học. Bạn sẽ bước vào lớp học không quen biết ai, tạo điều kiện cho mối quan hệ mới nảy nở. Những tình bạn và mối quan hệ từ Đại học có thể phát triển thành những mối quan hệ đặc biệt và hữu ích cho tương lai.
Học hai ngành mang lại lợi ích nhưng cũng đem theo nhiều rủi ro cần cân nhắc. Việc kéo dài thời gian học và phân chia công sức đòi hỏi sự quyết đoán và kiên nhẫn. Cần lưu ý đến việc không quá chú trọng vào học mà bỏ quên việc phát triển kỹ năng và tư duy.
Học nhiều môn có thể gây áp lực và mất cân bằng thời gian. Đôi khi, phải thích nghi với cách học và tư duy khác nhau của các ngành học là một thách thức. Tuy nhiên, việc chuyển đổi này có thể nhanh chóng với sự hỗ trợ và cấp dưỡng đầy đủ.
Rủi ro về chi phí là điều cần xem xét khi học hai ngành. Tránh trả tiền cho những môn học trùng lặp và tìm cách tối ưu hóa chi phí cho việc học.
Khó có thể tham gia vào công việc chuyên môn khi mới ra trường vì thiếu kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết. Tuy nhiên, việc học hai ngành cũng mở ra cơ hội học hỏi và phát triển kỹ năng đa dạng, giúp bạn tự tin hơn trong công việc.
Hãy cân nhắc kỹ lưỡng và xác định rõ mục tiêu và nguyện vọng cá nhân trước khi quyết định học hai ngành. Điều này giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn và chấp nhận những rủi ro cần phải đánh đổi.
Chân thành và mong được gặp lại.
Theo dõi các kênh của Youth Confessions để đọc thêm nhiều chia sẻ về sự nghiệp từ những người đi trước.
Facebook: https://www.facebook.com/MyBookConfession/
Trang web: https://MyBook/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCMbyNXjY1E-wAfktiVYNRyg?view_as=subscriber