Lính Mỹ thời chiến có câu nói về Đông Dương mà mình rất ấn tượng: “Người Việt Nam trồng lúa, người Campuchia ngắm lúa lớn lên, còn người Lào chỉ nghe kể về lúa.” Người Lào và Campuchia từ xưa nổi tiếng với cuộc sống từ tốn, trong khi người Việt lại chăm chỉ cần cù. Nhưng trong thời đại xã hội và công nghệ biến đổi nhanh chóng như hiện nay, chỉ chăm chỉ liệu có đủ?
Nếu bạn đã từng học tập hoặc làm việc ở Việt Nam, chắc hẳn bạn đã nghe một đồng nghiệp nào đó than rằng: “Tôi đã cố gắng lắm rồi, làm ngày làm đêm mà vẫn không kịp bài tập hoặc công việc.” Thậm chí, chính bạn hay mình cũng từng có lúc như vậy. Chăm chỉ thôi chưa đủ, cần phải chăm chỉ đúng cách.
Chăm chỉ sai cách
Thông thường, 80% mọi người phản ứng với đống bài tập và công việc là bỏ ra rất nhiều công sức để hoàn thành trong thời gian ngắn nhất. Nhưng khi giải quyết xong việc cũ, lại có đống việc mới chờ bạn. Đôi khi bạn thấy người khác làm hiệu quả hơn, nhưng vì bận rộn, bạn luôn tự nhủ: “Thôi, xong đợt này rồi mới học được, giờ mà học mất thời gian lắm, nhỡ việc thì ba mẹ, thầy cô hoặc sếp lại mắng.”
Thực ra, nếu nhìn vào biểu đồ trong bài post, bạn sẽ thấy đó là con đường nhanh nhất đến kiệt sức. Khi năng lực có hạn, việc bỏ nhiều thời gian và công sức có thể tăng hiệu quả tạm thời. Nhưng làm ngoài giờ một tuần, hai tuần, liệu bạn có thể kéo dài đến tuần thứ ba? Dù tinh thần hăng hái, thể lực của bạn sẽ kiệt quệ. Dần dần, bạn thấy công việc nhàm chán và sức lực giảm sút, chỉ có thể duy trì ở vị trí mà năng lực ban đầu của bạn đã định hình.
Nhiều người nói rằng càng làm nhiều bài tập thì kinh nghiệm càng tăng, và khi kinh nghiệm tăng thì năng lực cũng tăng theo. Điều này không sai. Nếu mỗi ngày bạn bê một chậu hoa từ cổng vào nhà, bạn sẽ làm nhanh hơn khi đã quen. Nhưng đến khi 50 tuổi, bạn có thể bị đau lưng mỗi khi trời trở.
Học tập và làm việc trong xã hội hiện đại không giống như mỗi ngày bê một chậu hoa. Thay vào đó, hôm nay là một chậu, ngày mai hai chậu, và cứ thế tăng dần. Nếu một ngày nào đó bạn phải bê mười chậu, liệu kinh nghiệm có giúp bạn rút ngắn thời gian không? Có lẽ lắp bánh cho chậu sẽ khả thi hơn, nhưng lại mất vài tiếng. Vậy nên hôm nay bạn vẫn phải bê chậu. Ngày mai 11 chậu, rồi 20 chậu. Đến một ngày bạn chán không trồng hoa nữa, cũng chẳng học hay làm việc nữa.
Chăm sóc đúng cách
Trong khi đó, nếu bạn dành thời gian làm một chiếc xe đẩy lớn, dù mất vài ngày không bê được chậu, nhưng sau đó bạn có thể đẩy 10 cây một lúc. Vừa đỡ đau lưng lại vừa đỡ chán. Thời gian tiết kiệm bạn có thể đi chơi, xem tivi, nấu ăn, hoặc làm điều bạn thích. Bạn còn có thể lựa thêm cây mới, mở rộng khu vườn. Khi năng lực đủ để giải quyết nhiều vấn đề cùng lúc, bạn sẽ sẵn sàng nhận thêm nhiệm vụ mới và tiến lên vị trí quản lý cao hơn.
Nhìn lại hình bên trên, nếu bạn chấp nhận hy sinh hiệu quả học tập và công việc ngắn hạn để thay đổi thói quen, học thêm điều mới, gia tăng năng lực, thì về lâu dài bạn sẽ không phải cố quá sức. Thậm chí, bạn sẽ cảm thấy mình có thể làm nhiều hơn mỗi ngày.
Nói cụ thể về học tập, ví dụ như học SAT hay GMAT.
Gần đây, người bạn của tôi, một giáo viên dạy GMAT, phàn nàn rằng học sinh của ông ta thích giữ nguyên phương pháp cũ, không chịu thay đổi, dù đã cố gắng hết sức. Tôi nghĩ có lẽ do ông ấy giao quá nhiều bài tập cho học sinh, trong khi họ vẫn phải làm việc nên không có đủ thời gian để suy nghĩ và thích nghi mới.
Thực tế, việc thay đổi thói quen luôn gây khó khăn. Khi bạn áp dụng phương pháp mới, ban đầu bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn so với việc làm theo cách quen thuộc, đặc biệt khi suy nghĩ của bạn vẫn còn phản đối trong đầu. Do đó, điểm số GMAT khi bạn mới bắt đầu sử dụng phương pháp mới có thể sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, nếu bạn kiên trì luyện tập, tạo thói quen và suy nghĩ mới, khả năng của bạn có thể tăng dần theo thời gian. Chỉ cần tăng từ 500 lên 700 điểm là đã thấy đủ. Nhưng nếu bạn vẫn chọn cách làm theo cách cũ, việc tăng 10 điểm lên 690 cũng sẽ mất vài tháng, thậm chí vài năm.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không cần phải chăm chỉ.
Dữ liệu từ World Values Survey và European Value Survey trong giai đoạn 2017-2020 cho thấy, nếu tổng điểm giữa sự chăm chỉ và sáng tạo là 100, thì một số quốc gia ưu tiên giáo dục về sáng tạo hơn. Thú vị là ở Nhật Bản, sự sáng tạo được đánh giá cao hơn chút ít so với sự chăm chỉ. Trong khi đó, Việt Nam lại đặt sự chăm chỉ lên hàng đầu. Đa phần mọi người đều biết người Nhật rất chăm chỉ. Họ đã làm việc chăm chỉ, và việc ưu tiên sáng tạo nữa thì liệu chúng ta có theo kịp họ không?
Vì vậy, thông điệp của bài viết này đơn giản là: Cuộc sống luôn thay đổi không ngừng. Nếu chúng ta ngừng thay đổi và chỉ làm những công việc lặp đi lặp lại mà không cố gắng để thay đổi, thì sẽ rất dễ bị xã hội lãng quên.