Mới ra trường, thiếu kinh nghiệm phỏng vấn, không biết các sếp sẽ hỏi gì. Ngay cả khi bạn đã có vài năm kinh nghiệm, đôi khi cũng bối rối, ngập ngừng.
Bạn gửi nhiều hồ sơ, miệt mài đi phỏng vấn. Nhưng chỉ nhận được câu 'Em chưa phù hợp'. Đi mười nơi, hứa hẹn phản hồi nhưng nhận về im lặng. Niềm tin vào bản thân cũng cạn kiệt như túi tiền.
Vậy lý do gì khiến may mắn chưa đến với bạn? Nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những gì ở ứng viên khiến nhiều người gặp khó khăn đến vậy?
Mình sẽ liệt kê những câu hỏi phổ biến nhất để chia sẻ góc nhìn tổng quan, giúp bạn nhận ra mình đang thiếu gì và cần gì để nắm bắt cơ hội mới!
1. Các câu hỏi về công ty, JD để đảm bảo bạn đã tìm hiểu nghiêm túc về công việc này
Những câu hỏi này có thể phát triển từ cả hai phía. Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng nhận ra sự chuẩn bị chu đáo hay không của ứng viên về công ty. Ứng viên có thể đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng, vừa thể hiện cá tính, vừa tìm hiểu về văn hóa và đặc thù công việc ở công ty.
2. “Em đã tự học và tìm hiểu về Content Marketing như thế nào? Ngoài giờ làm, em có học thêm kỹ năng hoặc kiến thức gì không?”
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể xác định xem ứng viên có định hướng công việc rõ ràng không, biết cách quản lý thời gian không, và có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi không.
Nguồn ảnh: Pinterest
3. Nhà tuyển dụng cũng có thể hỏi: “Hãy so sánh em hiện tại với em của 6 tháng hay 1 năm trước?”
6 tháng là khoảng thời gian hợp lý để một người học và áp dụng thành thạo kỹ năng mới. Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng học hỏi, những kiến thức bạn đã học và cách bạn ứng dụng chúng.
4. “Em có phân biệt được giữa Content Writer, Copywriter và Content Creator không?”
Đây là câu hỏi tưởng chừng cơ bản đối với ứng viên làm nghề Content. Nhưng 90% người mới vào nghề và 50% người có trên 1 năm kinh nghiệm vẫn gặp khó khăn và hay nhầm lẫn giữa ba khái niệm này.
Trước khi tìm hiểu sâu hơn, điều tiên quyết là bạn phải nắm vững kiến thức cơ bản để con đường làm Marketing của bạn không gặp trở ngại. Hiểu rõ vai trò của từng vị trí rất quan trọng trong việc lựa chọn hướng đi sự nghiệp của bạn.
Nhiều người dù làm lâu năm nhưng thiếu kiến thức cơ bản, khi ai đó hỏi đến khái niệm hoặc bản chất thì lại bối rối không biết trả lời dù tưởng đã nắm rõ vì tiếp xúc hàng ngày.
5. “Em có thể tạo ra bao nhiêu loại nội dung?”
và “Em hiểu biết thế nào về các kênh truyền thông?”
“Em có thể làm Content cho Facebook và SEO!”
Đây là câu trả lời của nhiều người làm Content hiện nay. Dù đã là Content Senior hay Leader, nhiều người vẫn chưa viết sâu về các thể loại content khác. Nghề này đã khó, người làm lại đông, ai cũng có kiến thức như bạn hoặc hơn, bạn cạnh tranh thế nào?
Đó cũng là lý do GTC thường xuyên nhận được nhiều tin nhắn từ các anh chị, các bạn ở vị trí quản lý muốn học các khóa Content để củng cố kiến thức và nâng cao chuyên môn.
6. “Em có thể lên chiến lược nội dung tổng thể hay chỉ phụ trách một vài kênh nhỏ, viết theo yêu cầu mà không có cái nhìn toàn cảnh? Em có thể chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung của thương hiệu không?
Là một Content 4.0, bạn không thể mãi viết content cho Facebook hay SEO. Với COMBO 3 khóa học này, bạn sẽ học từ tư duy nền tảng đến kiến thức chuyên sâu về 10 loại Content: Facebook, Landing page, Email marketing, PR, kịch bản sự kiện… và nắm được các nguyên lý cơ bản để tối ưu hình ảnh & video quảng cáo, cũng như xác định hướng đi cho sự nghiệp.
Nguồn ảnh: pinterest
7. “Ngoài 'viết lách', em có kỹ năng gì khác không?”
Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của ứng viên. Hiện nay, chỉ 'viết lách' không đủ cho một Content Marketing. Content cho video khác với content Facebook hay SEO. Content trong ngành BĐS cũng khác biệt so với các ngành giáo dục, y tế, tài chính... Vì vậy, bạn cần đảm bảo bạn hiểu sâu về ngành nghề, hiểu rõ về chuyên môn và thích ứng với nhiều thể loại khác nhau để hỗ trợ công việc.
8. “Em nghĩ mình phù hợp bao nhiêu % với vị trí Content của công ty?”
Đây là câu hỏi giúp bạn đánh giá mức độ phù hợp của mình với vị trí Content trong công ty. Câu hỏi này cũng đảm bảo rằng bạn đã tìm hiểu sâu về công ty và có chú tâm vào vị trí ứng tuyển hay chưa. Điều này cũng chứng tỏ bạn nghiêm túc và quyết tâm với công việc tại công ty.
Mỗi cuộc phỏng vấn là cơ hội để bạn trò chuyện thẳng thắn và chia sẻ chân thành. Không nên trả lời rập khuôn với câu 'điểm yếu của em là cầu toàn'. Câu trả lời kiểu này đã không phù hợp từ lâu và không thể áp dụng được nữa.
Phỏng vấn không phải để ứng viên hay nhà tuyển dụng 'trình diễn' bản thân mà là để cả hai bên thể hiện con người và chuyên môn thật của mình.
Nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến việc 'Công ty cần một bạn như thế này, em có thể làm không?' Nhiệm vụ của bạn là chứng minh rằng bạn có chuyên môn và sở hữu những kỹ năng nào, và đáp ứng được bao nhiêu % công việc.
Chúc bạn may mắn. Nếu chưa đi phỏng vấn, hãy lưu lại những lời khuyên này. Nếu trúng tuyển, đừng quên cảm ơn tôi hahaha.
P/S: Các bạn nhỏ nếu thấy hay hãy chia sẻ công khai để ủng hộ người viết nhé, đừng im lặng giữ cho riêng mình mình kỳ lắm á.