1. Quyền Được Thừa Nhận Sai Lầm
Khi bắt đầu làm việc vào năm 2018, mình được giao nhiệm vụ quảng bá một loại nội tiết tố mới hoàn toàn. Mình phải tự mình nghiên cứu thị trường, tìm hiểu sâu về nhu cầu của khách hàng, tự viết nội dung, và tự chạy chiến dịch quảng cáo, thậm chí còn tự bán hàng.
Ngay từ ngày đầu tiên chạy quảng cáo với mức giá rẻ, mình đã mắc phải lỗi ngu ngốc trong việc viết quảng cáo. Kết quả là mức giá quảng cáo tăng vọt và tài khoản quảng cáo bị kháng không thành công.
Mặc dù mình đã lo lắng rằng sẽ bị chỉ trích và phải chịu hậu quả, nhưng không, mọi người đã giúp mình sửa lỗi một cách nhẹ nhàng. Qua đó, mình học được nhiều bài học về quảng cáo, cách quản lý ngân sách quảng cáo, và cách tránh những lỗi trở lại trong tương lai.
Trong quá trình làm việc, mình mắc phải nhiều lỗi khác nhau, nhưng chưa bao giờ mình bị sa thải hoặc bị trách móc.
Mỗi lần mắc phải sai lầm đều là một bài học quý giá, có thể là trong chuyên môn, cũng có thể là trong kỹ năng mềm. Cho đến hiện tại, mình nhận ra rằng, đặc quyền của những người mới bắt đầu là được phép mắc lỗi, vì vậy hãy tự tin học hỏi và bắt đầu thực hành.
Chỉ có thể ngồi nhà đọc sách suốt ngày mới không mắc sai, còn nếu đã bước vào làm việc thì sẽ không tránh khỏi những sai lầm. Quan trọng là sai ít hay sai nhiều, khi mắc lỗi thì hãy sửa chữa ngay, không cần phải lo lắng!
2. Quyền Được Hỏi, Và 'Nhờ Vả' Cũng Là Một Kỹ Năng
Khi mới bắt đầu làm việc (và ngay cả bây giờ), mình luôn thích 'hỏi'.
Tò mò thì mình sẽ đặt câu hỏi. Có điều gì không rõ mình sẽ hỏi. Sau khi làm xong, mình cũng sẽ trở lại và hỏi lại
Mỗi lần 'hỏi' như vậy, mình luôn học được những điều mới, nhận ra những sai sót, và tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân
“Hỏi” là quyền lợi đặc biệt của người mới (hoặc không quá mới). Việc “hỏi” mới khiến vấn đề được nảy ra!
Ngoài ra, khi bị giao quá nhiều việc, đừng ngần ngại “nhờ vả” để có thể tối ưu thời gian làm việc, như xin mẫu template, yêu cầu review, đề xuất công cụ.v.v.
Không ai có đủ tài năng để làm tất cả mọi công việc, hãy yên tâm nhờ đến sự giúp đỡ từ đồng nghiệp thân thiện, có thể cả sếp nữa.
“Nhưng em lo làm sai sẽ bị chỉ trích”
“Nhưng em lo bị gọi là ngu”
Lo gì chứ? Ngay cả những người giỏi nhất, họ cũng từng bắt đầu từ con số 0, và họ đều vui lòng trả lời và hỗ trợ chúng ta - những người mới bắt đầu.
3. “HỎI” CẦN LƯU Ý
Không phải lúc nào cũng hỏi! Để nhận được câu trả lời và sự hỗ trợ tốt nhất mà không gây phiền lòng cho người khác, hãy tuân thủ quy tắc Google First - Khi không biết điều gì, hãy tra Google.
Tra cứu thông tin cơ bản, hiểu biết cơ bản sau đó mới hỏi. Hỏi sếp, hỏi mentor, hỏi đồng nghiệp, hỏi những người có kiến thức và hiểu biết về vấn đề đó.
Hỏi đúng và đầy đủ thông tin
Câu hỏi cần có đầy đủ thông tin và bối cảnh. Không nên hỏi mơ hồ kiểu “chọn ngành Anh hay Marketing”, mà cần cung cấp thông tin về sở thích, khả năng của mình, lý do chọn ngành và không chọn ngành khác.
Khi có đầy đủ thông tin, người được hỏi mới có căn cứ để trả lời một cách hợp lý và chi tiết.
Cuối cùng, mọi người đều bắt đầu từ con đường mới, không ai yêu cầu người mới vào ngành phải biết tất cả từ đầu. Quan trọng là bạn có dám thử, dám sai và luôn học hỏi từ những kinh nghiệm đó. Điều này chứng tỏ sự cố gắng, lòng ham học của một người mới - một điểm mạnh không thể bỏ qua.