Yoy là một thuật ngữ chuyên ngành quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh. Không ai hoạt động trong lĩnh vực này mà không biết đến khái niệm Yoy là gì. Chỉ số Yoy mang lại nhiều ý nghĩa cho doanh nghiệp trong đầu tư và kinh doanh, vì vậy các thông tin liên quan đến chỉ số này luôn được quan tâm. Hãy cùng CareerBuilder tìm hiểu “tất tần tật” về cách tính và ưu, nhược điểm của Yoy trong bài viết hôm nay. Khám phá ngay!
Yoy là gì? Đây là từ viết tắt của Year over year, có nghĩa là sự tăng trưởng qua từng năm. Đây là một chỉ số quan trọng trong kinh doanh và thường được dùng để so sánh kết quả hoạt động tài chính trong một khoảng thời gian so với cùng kỳ năm trước đó. Yoy cũng được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính của một cổ phiếu cụ thể, xem nó đang phát triển theo chiều hướng tốt lên hay xấu đi.
Bên cạnh việc hiểu định nghĩa chỉ số Yoy là gì, nhiều người còn thắc mắc tại sao nhà đầu tư lại cần quan tâm và tính toán chỉ số này.
Một trong những lợi ích chính của việc tính toán chỉ số Yoy là giúp đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, khi tính Yoy, doanh nghiệp có thể đánh giá liệu chiến lược phát triển của mình có đang đi đúng hướng qua từng năm hay không. Nếu có sự cải thiện, Yoy sẽ chỉ ra xu hướng phát triển dài hạn của công ty.
Trên thực tế, các nhà đầu tư có tầm nhìn xa thường muốn xem xét kỹ lưỡng chỉ số Yoy trước khi quyết định có đầu tư vào công ty hay không. Chỉ số tăng trưởng qua từng năm sẽ là cơ sở để họ đánh giá sơ bộ liệu doanh nghiệp đó có phải là cơ hội đầu tư tốt cho sự phát triển của họ hay không.
Dù nhà đầu tư là thành viên gia đình, bạn bè hay một nhà đầu tư tư nhân cho doanh nghiệp nhỏ, bạn nên luôn sẵn sàng cung cấp bảng phân tích chỉ số Yoy của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu đánh giá của họ.
Việc tính toán và đánh giá sự tăng trưởng qua từng năm là yếu tố quan trọng góp phần vào tốc độ thành công của doanh nghiệp trong tương lai. Chỉ số Yoy giúp loại bỏ biến động theo tháng. Thay vì chỉ nhìn thấy sự tăng giảm lớn giữa các tháng theo mùa, bạn có thể so sánh doanh số hiện tại với cùng kỳ năm trước để xác định kế hoạch kinh doanh có tiến triển tốt hơn hay không. Điều này giúp doanh nghiệp nhận thấy sự chậm tiến độ so với tháng trước nhưng doanh thu lại tăng so với năm ngoái.
Tương tự việc so sánh doanh thu hay doanh số, phân tích sự tăng trưởng qua từng năm cũng giúp doanh nghiệp phát hiện lỗ hổng kịp thời. Nếu có sự tăng hoặc giảm lớn so với năm ngoái, có thể doanh nghiệp đã ghi chép sai dữ liệu ở một khâu nào đó.
Không chỉ quan tâm đến Yoy là gì trong chứng khoán? Chỉ số Yoy có lợi ích gì mà nhiều người cũng tìm kiếm thông tin về cách tính chỉ số này. Cụ thể, việc tính toán chỉ số Yoy vô cùng đơn giản, bạn thậm chí còn không cần phải sử dụng máy tính cũng có thể dễ dàng tìm được con số chính xác nhất. Các bước tính chỉ số này như sau:
- Bước 1: Thu thập số liệu kinh doanh của doanh nghiệp trong năm nay. Sau đó, lấy con số này trừ đi cho số liệu của năm ngoái. Việc tính toán số liệu như vậy có thể hỗ trợ bạn trong việc đánh giá được công việc kinh doanh của công ty có thực sự đang tăng trưởng hay là giảm bớt.
- Bước 2: Lấy kết quả ở bước 1 đem chia cho số liệu kinh doanh của năm ngoái. Kết quả này thể hiện tốc độ tăng trưởng trong năm nay so với sự phát triển ở năm ngoái.
- Bước 3: Lấy kết quả vừa tìm được tiến hành quy đổi về tỷ lệ phần trăm. Đây chính là chỉ số YOY mà bạn cần tính toán.
4, Các chỉ số đánh giá YOY là gì?
Ngoài việc tìm hiểu định nghĩa Yoy là gì, bạn cũng cần biết đến những chỉ số đánh giá Yoy được sử dụng trên thị trường hiện nay.
- Chỉ số về doanh thu: Chỉ số này giúp doanh nghiệp có thể so sánh được doanh thu theo tháng, quý hay năm so với doanh thu theo các cột mốc thời gian tương ứng của năm trước. Qua đó, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thể có những đánh giá ban đầu về tình hình hoạt động kinh doanh hay tình hình tài chính của công ty.
- Chỉ số về mức giá vốn hàng bán: Chỉ số này hỗ trợ cho việc đánh giá số vốn bán hàng của từng khoảng thời gian tương ứng trong năm này so với năm khác. Qua đó, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được tính hiệu quả của khả năng quản lý tỷ suất lợi nhuận.
- Chỉ số thu nhập ròng: So sánh khoản thu nhập ròng tại các khoảng thời gian tương ứng qua các năm. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra đánh giá về khả năng quản lý cũng như sử dụng vốn, hiệu quả của hoạt động buôn bán, kinh doanh.
Yoy là một trong những chỉ số quan trọng trong kinh doanh được sử dụng phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt nhất là tài chính chứng khoán. Nguyên nhân là vì chỉ số này mang lại nhiều ý nghĩa có lợi cho các nhà đầu tư. Cụ thể như sau:
- Việc so sánh chỉ số YOY qua từng năm như vậy sẽ giúp nhà đầu tư nắm bắt được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại đang có xu hướng giảm xuống hay tăng trưởng.
- Thông qua việc phân tích chỉ số Yoy, các nhà đầu tư cũng đưa ra bảng so sánh, đánh giá được kết quả của kế hoạch kinh doanh của công ty giữa 2 năm cùng kỳ, 2 tháng cùng kỳ hoặc giữa các tháng hay các năm so với nhau.
- Trong quá trình phân tích và tính toán Yoy, các nhà đầu tư cũng đánh giá được hiệu quả của quá trình đầu tư mà công ty đang tiến hành. Từ đó, họ có thể nhìn thấy hay dự đoán được tiềm năng phát triển trong tương lai.
6, Ưu, nhược điểm của so sánh YOY là gì?
Yoy là gì hay ưu, nhược điểm của chỉ số này là gì? Đây đều là các thông tin quan trọng mà doanh nghiệp cần biết rõ khi tham gia kinh doanh.
- Việc tính toán chỉ số Yoy rất dễ dàng. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng máy tính cầm tay hoặc thậm chí là tính nhẩm để cho ra được con số cuối cùng một cách nhanh chóng.
- Không cần quan tâm đến sự tác động của yếu tố thời vụ khi tính toán chỉ số Yoy bởi các số liệu này nằm trong cùng một khoảng thời gian.
- Yoy giúp lược bớt các biến động xảy ra trong năm. Chỉ số này chỉ hỗ trợ cho bạn trong việc đưa ra các so sánh đối với kết quả ròng. Do vậy, khi toán chỉ số này, bạn không cần phải quan tâm quá nhiều đến quá trình mà chỉ cần chú trọng vào kết quả.
- Cung cấp lượng thông tin tương đối bị hạn chế. Cụ thể, doanh nghiệp chỉ cần biết kết quả hay mức độ tăng trưởng của các số liệu mà không cần quan tâm đến quá trình hoạt động để có thể đạt được số liệu đó ra sao hay bị tác động bởi các yếu tố nào…
- Nếu công ty có số liệu tăng trưởng âm thì kết quả tính toán chỉ số Yoy trở nên vô nghĩa.
- Kết quả chỉ được quan sát trong một khoảng thời gian nhất định nên cấp quá nhiều ý nghĩa. Điều này khiến thông tin bị nhiễu loạn.
- Khi bạn thực hiện tính toán, so sánh chỉ số Yoy theo từng năm cũng có nghĩa là bạn đã bỏ qua sự biến động của số liệu theo từng tháng. Do đó, bạn không thể biết được các vấn đề đã phát sinh trong giai đoạn đó.
Trên đây là những thông tin về Yoy và những ưu, nhược điểm của chỉ số này trong kinh doanh. Hy vọng bạn sẽ có thêm kiến thức để hỗ trợ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
Chỉ số YOY giúp các nhà đầu tư so sánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp theo tháng, theo năm.
Bạn thực hiện phép tính (số liệu của năm nay - số liệu của năm ngoái) chia cho số liệu của năm ngoái.