Trước tình trạng nguồn nhân lực tham gia vào lĩnh vực công nghệ ngày càng gia tăng nhưng chất lượng đào tạo vẫn chưa thực sự đáp ứng được những yêu cầu thực tế của ngành, Zalo đã và đang tăng cường mặt đào tạo cả bên trong và bên ngoài tổ chức.
Phát triển công nghệ và kinh tế số là xu hướng tất yếu của thế giới cũng như tại Việt Nam. Hiện nay, nước ta đang có tiềm năng phát triển lớn nhờ tỷ trọng 68% dân số nằm trong độ tuổi lao động.
Tuy nhiên, theo số liệu từ báo cáo 'Chiến lược phát triển nguồn nhân lực số' vào tháng 6/2023, chỉ có 1,1% tổng số người lao động tại Việt Nam tham gia vào lĩnh vực công nghệ thông tin. Dự báo đến năm 2025, Việt Nam dự kiến thiếu hụt từ 150.000 đến 200.000 lập trình viên, kỹ sư mỗi năm. Nguyên nhân chính đến từ chỉ có 30% lực lượng nhân sự và cử nhân ngành công nghệ thông tin có khả năng đáp ứng yêu cầu thực tế của công việc.
Là một trong những tổ chức công nghệ hàng đầu Việt Nam với nhiều sản phẩm lớn phục vụ hàng triệu người dùng, Zalo ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao để sẵn sàng với những thách thức công nghệ toàn cầu.
Khi chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề cấp bách của các công ty công nghệ nói chung và Zalo nói riêng
Zalo là một trong những tổ chức công nghệ được biết đến rộng rãi với các sản phẩm nổi tiếng như ứng dụng liên lạc Zalo, Zing MP3. Bên cạnh những sản phẩm đã thành công trên thị trường, Zalo còn dẫn đầu trong việc áp dụng công nghệ toàn cầu tiên tiến và tối ưu trên các sản phẩm mới phục vụ người dùng Việt Nam. Các sản phẩm đáng chú ý có thể kể đến như trợ lý giọng nói tiếng Việt Kiki, mô hình ngôn ngữ lớn LLM, Zalo AI Avatar, Zalo Mini App (nền tảng cho phép tổ chức và doanh nghiệp tích hợp, phát triển sản phẩm, dịch vụ trên ứng dụng Zalo)...
Với các sản phẩm đặc thù và đầy thử thách như của Zalo, việc tìm kiếm và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với chiến lược tổ chức là rất quan trọng để duy trì vị thế trên thị trường.
Khi các sản phẩm công nghệ của Zalo ngày càng tích hợp nhiều công nghệ mới hiện đại, các kỹ sư ở đây phải có khả năng thích ứng nhanh chóng với xu hướng và không ngừng học hỏi để đáp ứng yêu cầu thực tế.
Mặt khác, với mục tiêu phát triển sản phẩm xa hơn và mang lại nhiều giá trị hơn cho người dùng, đội ngũ nhân sự Zalo cần có sự gắn kết mạnh mẽ với sản phẩm. Từ việc nghiên cứu người dùng, phát triển sản phẩm đến việc liên tục tối ưu hóa với nhiều tính năng mới, đây là yếu tố quan trọng đóng góp vào thành công bền vững của các ứng dụng số Zalo.
Những yêu cầu này đã đặt ra thách thức lớn cho việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự tại Zalo, yêu cầu tổ chức có chiến lược lâu dài để duy trì và phát triển bền vững trong tương lai.
Zalo ngày càng tăng cường các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao
Trong bối cảnh phát triển trong lĩnh vực thách thức với nhiều vấn đề phức tạp như tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, việc đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là không thể thiếu đối với các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững. Tại Zalo, nhiều chương trình đào tạo đã và đang được triển khai nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cũng như kỹ năng quản lý nhóm.
Gần đây, Zalo đã hợp tác với các trường đại học hàng đầu khu vực như Đại học Quốc gia Singapore NUS, Đại học Fulbright Việt Nam để phát triển chương trình đào tạo thế hệ lãnh đạo kế cận me.grow. Dưới dạng các khóa học ngắn, chương trình cung cấp nhiều kỹ năng quản lý, kỹ năng phân tích dữ liệu và khả năng làm việc nhóm.
Từ những trải nghiệm với chương trình, anh Lê Anh Tú chia sẻ: 'Các chương trình đào tạo của Zalo không chỉ là lý thuyết cơ bản mà còn kết hợp phân tích các tình huống thực tế. Nhờ đó, năng lực, tư duy và khả năng áp dụng kiến thức vào công việc của nhân sự được nâng cao và tiến bộ theo thời gian.'
Bên cạnh các chương trình đào tạo chuyên sâu, Zalo còn tổ chức nhiều chuỗi chia sẻ công nghệ nội bộ (gọi là Tech Talk) để các thành viên có thể trao đổi về chuyên môn và cập nhật xu hướng công nghệ mới. Các chủ đề như E2EE (mã hóa đầu cuối), Local AI Phone (AI hoạt động trực tiếp trên điện thoại di động) là những điểm nổi bật.
Ngoài ra, Zalo là một trong những người tiên phong trong việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển sản phẩm công nghệ thông qua chương trình Zalo Product Management Trainee (Zalo PMT). Chương trình này bắt đầu từ năm 2019 và thu hút sự tham gia của nhiều bạn trẻ.
Với lộ trình đào tạo được xây dựng trực tiếp bởi các Product Manager có kinh nghiệm tại Zalo, chương trình đã mang đến cho các thực tập sinh những chủ đề thực tiễn và cơ hội thực hiện các dự án phát triển tính năng mới cho các sản phẩm như Zalo, Kiki, Zing MP3 được hàng triệu người Việt Nam sử dụng.
Chia sẻ về tính thực tiễn của chương trình, bạn Trần Quỳnh Anh - một trong số sáu tập sự viên của Zalo PMT 2024 cho biết: 'Zalo PMT là một trải nghiệm giúp tôi tiến gần hơn tới công việc của một người phát triển sản phẩm công nghệ. Với hơn 4 tháng tham gia chương trình, tôi đã học được rất nhiều từ các Product Manager giàu kinh nghiệm và áp dụng những kiến thức này vào việc cải tiến tính năng cho các sản phẩm thực tế của Zalo. Cảm giác được chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề cho hàng triệu người dùng thật sự rất khác biệt so với bất kỳ trải nghiệm thực tập nào trước đây.'
Sau 6 năm tổ chức, nhiều dự án của các thực tập sinh đã được áp dụng vào thực tế và mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho người dùng. Những ứng viên xuất sắc cũng có cơ hội gia nhập Zalo làm việc chính thức sau khi hoàn thành chương trình.
Theo ghi nhận, Zalo PMT 2024 đã thu hút hơn 700 đơn ứng tuyển. Chương trình hiện đang vào giai đoạn cuối với các dự án phát triển sản phẩm thực tế. Dự kiến các thực tập sinh sẽ tốt nghiệp vào cuối tháng 7/2024.