Luật sư giải đáp:
1. Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
Luật Hộ tịch năm 2014;
Nghị định số 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch
Thông tư số 15/2015/TT-BTP hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch
Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về việc xác định cha, mẹ của trẻ.
“Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là côn do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng”
Khi hai người sống như vợ chồng nhưng chưa thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, đứa trẻ sinh ra sẽ không được công nhận là con chung của họ.
Khi thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ, pháp luật không yêu cầu bắt buộc phải có giấy đăng ký kết hôn. Bạn có thể lựa chọn thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho con theo các bước dưới đây:
Bước 1: Người thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh (bao gồm cha, mẹ, ông, bà hoặc người thân thiết khác của trẻ, hoặc cá nhân, tổ chức nhận nuôi trẻ) cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
+ Nộp bản chính Giấy chứng sinh (do bệnh viện hoặc cơ sở y tế nơi trẻ sinh cấp). Nếu không có Giấy chứng sinh, cần có xác nhận của người làm chứng về việc sinh. Nếu không có người làm chứng, cần có cam kết về việc sinh; Biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi (do cơ quan có thẩm quyền lập, áp dụng cho trường hợp trẻ em bị bỏ rơi); văn bản chứng minh việc mang thai hộ (áp dụng cho trường hợp trẻ em sinh ra từ việc mang thai hộ).
+ Người đi đăng ký khai sinh phải xuất trình bản chính một trong các giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng), giấy chứng nhận kết hôn (nếu cha mẹ trẻ đã đăng ký kết hôn), và sổ Hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha mẹ trẻ).
+ Điền và nộp mẫu tờ khai đăng ký khai sinh (theo quy định tại Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP).
Bước 2: Nộp và trình bày các giấy tờ cần thiết tại UBND xã, phường, thị trấn (viết tắt là UBND cấp xã) nơi cư trú của cha hoặc mẹ (áp dụng khi cả cha và mẹ là công dân Việt Nam cư trú trong lãnh thổ Việt Nam).
Căn cứ theo Điều 13 của Luật Hộ tịch, UBND cấp xã có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh sống tại địa phương.
+ Trường hợp cha hoặc mẹ đăng ký thường trú ở một nơi nhưng thực tế đang sinh sống và làm việc ổn định tại một nơi khác (nơi đăng ký tạm trú), UBND cấp xã tại nơi tạm trú có quyền thực hiện thủ tục khai sinh cho trẻ.
+ Trong trường hợp cha mẹ không có hộ khẩu thường trú (HKTT), UBND cấp xã nơi cha mẹ đăng ký tạm trú sẽ thực hiện thủ tục khai sinh cho trẻ.
+ Nếu không xác định được nơi cư trú của cha mẹ, thủ tục đăng ký khai sinh sẽ được thực hiện tại UBND cấp xã nơi trẻ đang sinh sống thực tế.
+ Trong trường hợp trẻ em được sinh ra tại Việt Nam, nếu cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài hoặc không có quốc tịch; hoặc nếu cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam đang cư trú trong nước, còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; hoặc nếu cả cha và mẹ đều là công dân nước ngoài hoặc không có quốc tịch, thì tờ khai sinh cần được nộp tại UBND cấp huyện nơi cha hoặc mẹ cư trú.
Đăng ký khai sinh trong các trường hợp đặc biệt:
Trong trường hợp không xác định được cha, khi đăng ký khai sinh, thông tin về họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con sẽ được xác định theo thông tin của mẹ. Phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ sẽ để trống. Nếu tại thời điểm đăng ký khai sinh, người cha yêu cầu thủ tục nhận con, UBND sẽ tiến hành giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh đồng thời.
Trân trọng./.