Vậy, xin luật sư cho biết liệu đất của ông C có bị tịch thu không? Xin cảm ơn!
Trả lời:
Chào bạn! Về trường hợp của bạn, tôi xin đưa ra những lời tư vấn như sau:
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động cho vay:
Luật Dân Sự năm 2005 (Văn bản sửa đổi: Bộ luật Dân sự năm 2015)
2. Tịch thu tài sản trong trường hợp vay nợ không có thế chấp:
Trong tình huống này, cần xác định xem hợp đồng vay giữa ông A và ông B có tài sản đảm bảo là mảnh đất hay không. Nếu mảnh đất không phải là tài sản thế chấp cho nghĩa vụ trả nợ, ông B có quyền chuyển nhượng mảnh đất cho ông C, và ông C sẽ trở thành chủ sở hữu hợp pháp. Khi ông B không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, ông A có quyền kiện ông B và yêu cầu thanh toán số tiền còn lại. Tài sản dùng để trả nợ sẽ là các tài sản còn lại của ông B, vì mảnh đất đã được chuyển nhượng hợp pháp cho ông C. Nếu mảnh đất đã được ông B dùng làm tài sản thế chấp cho nghĩa vụ nợ, việc bán cho ông C phải có sự đồng ý của ông B. Nếu ông B chưa đồng ý, việc chuyển nhượng giữa ông B và ông C là không hợp pháp. Căn cứ vào Khoản 4, Điều 718 Bộ Luật Dân Sự 2005 (BLDS):
“Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã thế chấp nếu được bên nhận thế chấp đồng ý”. Trong trường hợp ông A không được thông qua về việc mua , bán đất giữa ông B và C thì việc mua bán này không hợp pháp . Khi ông B không thực hiện nghĩ vụ trả nợ với ông A thì ông A có quyền xử lý mảnh đất theo đúng hợp đồng vay .
3. Tư vấn về việc ủy quyền tài sản để vay vốn ngân hàng:
Chào luật sư, Tôi bị nợ xấu của Ngân Hàng, giờ cần vốn đi xây nhà nhưng ngân hàng không cho vay. Vậy tôi có thể làm ủy uyền Tài sản của tôi, để người khác vay hộ được ko? Nhờ Luật sư hỗ trợ
Trả lời: Ủy quyền là một dạng hợp đồng dân sự, trong đó người nhận ủy quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện các công việc được thỏa thuận trong hợp đồng giữa hai bên. Mặc dù người thực hiện hoạt động vay vốn là bạn của bạn, nhưng người đứng tên và chịu trách nhiệm trả nợ trong hợp đồng vẫn là bạn. Do đó, nếu bạn ủy quyền tài sản có đăng ký quyền sở hữu của mình cho người khác để thực hiện vay vốn, ngân hàng chắc chắn sẽ nhận ra điều này.
4. Tịch thu tài sản bán đấu giá đối với loại đất giao có thời hạn sử dụng:
Chào Luật sư! Em có một vấn đề mong luật sư tư vấn giúp em. Trường hợp: Người A có 1 mảnh đất LUC. Vì nợ ngân hàng không trả được nên năm 2008 ngân hàng đã làm thủ tục tịch thu và bán đấu giá. Người B đấu giá được và được sử dụng đất đến hết thời hạn sử dụng đất 20 năm mà nhà nước giao. Đến nay đã hết thời hạn 20 năm. Vậy mảnh đất đó ai sẽ được quyền sử dụng ? Em cảm ơn!
Trong trường hợp này, đất LUC được xác định là đất trồng lúa nước, thuộc nhóm đất mà Nhà nước giao cho hộ gia đình hoặc cá nhân sử dụng có thời hạn. Mảnh đất này đã được ngân hàng bán đấu giá cho một cá nhân khác, do đó, hiện tại mảnh đất thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân đó. Khi mảnh đất hết thời hạn sử dụng, nếu cá nhân này có nhu cầu tiếp tục sản xuất, họ có thể xin gia hạn. Nếu không có nhu cầu, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi mảnh đất. Quy định này được nêu rõ tại Khoản 1 Điều 126 Luật Đất đai năm 2013.
“Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật này là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này.”
Trân trọng./.